Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Khoa học, Công nghệ và đổi mới sáng tạo kiến tạo tương lai - Nhiệt liệt chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18-5

Skip Navigation LinksBản tin

  
  
Tóm tắt
Nội dung
  
  
  
 Ngày Tiêu chuẩn Thế giới 14/10/2016: Tiêu chuẩn tạo dựng lòng tin Ngày Tiêu chuẩn Thế giới 14/10/2016: Tiêu chuẩn tạo dựng lòng tin
Tiêu chuẩn kết nối chúng ta bằng các phương thức truyền thông, quy phạm thực hành và khuôn khổ hợp tác tin cậy. Thông qua việc đưa ra cách hiểu chung về những khía cạnh tương hỗ của truyền thông hay giao dịch, tiêu chuẩn trở nên thiết yếu cho hoạt động giao thương cùng có lợi và nguồn lực gia tăng hiệu quả cho thương mại quốc tế.


Mọi tương tác xã hội cần dựa trên việc cùng tôn trọng các bộ quy tắc, khái niệm hoặc ý nghĩa cơ bản - tiêu chuẩn quốc tế hệ thống hóa các quy tắc này để đảm bảo mọi người đều có thể tiếp cận được.


Sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế được mang trên mình một biểu tượng tin cậy về chất lượng, an toàn, khả năng tương thích. Tiêu chuẩn khẳng định tính đa dạng của thế giới liên kết, tạo nên sự thống nhất trên các phương diện chung mà ở đó chúng ta cần chắc chắn rằng mình đang trao đổi về cùng một điều khoản./.


Nguồn từ: MOST

10/7/2016 3:00 PMĐã ban hành/Shared Documents/2016-10/tchuantgioi.jpg
Lễ phát hành đặc biệt bộ tem “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương – Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” và Khai mạc Ngày Sách Đất Tổ năm 2015Lễ phát hành đặc biệt bộ tem “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương – Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” và Khai mạc Ngày Sách Đất Tổ năm 2015
Sáng 23/4/2015, tại Phú Thọ, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức Lễ phát hành đặc biệt bộ tem bưu chính “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương – Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” và khai mạc Ngày Sách Đất Tổ năm 2015. Đây là một trong các sự kiện chính trong Chương trình tổng thể các hoạt động Lễ hội Đền Hùng năm Ất Mùi – 2015. Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thành Hưng tham dự.

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã trở thành bản sắc văn hóa, đạo lý truyền thống của người Việt Nam, thể hiện lòng biết ơn của các thế hệ con cháu với công đức của tổ tiên trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Việc phát hành bộ tem “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” trong dịp giỗ Tổ không chỉ là là dịp để giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng mà còn góp phần đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa trên vùng đất Phú Thọ. Đây cũng là dịp quan trọng để quảng bá ra thế giới về một di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đã tồn tại hàng nghìn năm và trở thành đạo lý truyền thống của dân tộc Việt Nam.


Cùng sự kiện, Ngày Sách Đất Tổ năm 2015 diễn ra với một loạt các hoạt động tiêu biểu như: Trưng bày, triển lãm sách, báo, tư liệu về hát Xoan, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Đại thắng mùa xuân năm 1975 nhằm hun đúc tình yêu quê hương, đất nước, giáo dục tinh thần yêu nước, truyền thống chống ngoại xâm, đồng thời xây dựng và  phát triển phong trào đọc sách, văn hoá đọc trong các tầng lớp nhân dân, hướng tới xây dựng một xã hội học tập, tôn vinh, khẳng định vai trò, vị trí và tầm quan trọng của sách, báo trong đời sống xã hội; Thi vẽ tranh theo sáchvới chủ đề “Thời đại Hùng Vương qua tranh của em” đã giúp các em thoả sức tưởng tượng và sáng tạo, vẽ nên những nhân vật, những cảnh vật quê hương mà các em yêu thích; Giao lưu, toạ đàm giữa nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm với các em học sinh, sinh viên về sách với chủ đề “Xây dựng thói quen đọc sách trong gia đình, nhà trường và xã hội”.


Hình ảnh cùng sự kiện:

2015-04-23-phutho-02.jpg 

Ông Nguyễn Thành Hưng – Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông phát biểu giới thiệu và công bố phát hành bộ tem      

2015-04-23-phutho-03.jpg

2015-04-23-phutho-04.jpg 

Nghi thức ký phát hành đặc biệt bộ tem bưu chính “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương – Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”

2015-04-23-phutho-05.jpg 

2015-04-23-phutho-06.jpg

Ông Nguyễn Thành Hưng – Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông  tặng Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ bộ tem "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại"

2015-04-23-phutho-07.jpg 

Các đại biểu tham quan triển lãm

2015-04-23-phutho-08.jpg 

Các đại biểu tham quan triển lãm

2015-04-23-phutho-09.jpg 

Thi vẽ tranh theo sách “Thời đại Hùng Vương qua tranh của em”


Nguồn từ: Thư viện quốc gia việt nam​

4/28/2015 11:00 AMĐã ban hành/Shared Documents/2015-04/jvnews_200x150.jpg
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý " Bạc Liêu" cho muối ăn Bảo hộ chỉ dẫn địa lý " Bạc Liêu" cho muối ăn
Ngày 12 tháng 12 năm 2013, Cục Sở hữu trí tuệ đã ra Quyết định số 3322/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00038 cho sản phẩm muối ăn “Bạc Liêu”. Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu là Cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý này.
6/28/2014 11:00 AMĐã ban hành/Shared Documents/2014-06/image002.jpg
Hoạt động KHCN ở địa phương: Cần quyết liệt và thực chất hơnHoạt động KHCN ở địa phương: Cần quyết liệt và thực chất hơn
Ngành khoa học và công nghệ (KHCN) cả nước nói chung, nhất là hoạt động KHCN ở địa phương nói riêng vẫn còn nhiều việc phải làm và làm quyết liệt hơn nữa, thực chất hơn nữa để KHCN thực sự có những đóng góp trực tiếp phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.


Bộ ​trưởng Bộ KHCN Huỳnh Thành Đạt phát biểu tại Hội nghị Giám đốc Sở KHCN toàn quốc năm 2023 

​​​

Bộ trưởng Bộ KHCN Huỳnh Thành Đạt nhấn mạnh như trên tại Hội nghị Giám đốc Sở KH&CN toàn quốc năm 2023 do Bộ KHCN phối hợp với UBND tỉnh Bình Định tổ chức ngày 17/3.

Tại Hội nghị, đề cập đến 2 Nghị quyết rất quan trọng của Chính phủ ban hành đầu năm nay là Nghị quyết số 01/NQ-CP và Nghị quyết số 02/NQ-CP, Thứ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Hoàng Giang nhấn mạnh trong các Nghị quyết này, nội hàm về KHCN và đổi mới sáng tạo được đề cập rất nhiều, xác định KHCN và đổi mới sáng tạo là giải pháp đột phá để đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa.

Đồng thời ở cả trong 2 Nghị quyết, Chính phủ cũng đã giao cho Bộ KHCN nói riêng và ngành KHCN nói chung rất nhiều nhiệm vụ phải tập trung triển khai thực hiện.

Báo cáo của Bộ KHCN cho biết năm 2022, các Sở KHCN đã tham mưu cho tỉnh/thành ủy, HĐND, UBND các địa phương ban hành được 384 văn bản bao gồm các Nghị quyết, Chỉ thị, Chương trình, Kế hoạch, Đề án, Quyết định... quản lý, kế hoạch triển khai thực hiện, nhiều cơ chế chính sách có tính đột phá ở các lĩnh vực như: Thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, chính sách phát triển tài sản trí tuệ, chuyển đổi số…

Công tác đầu tư tăng cường tiềm lực cho KHCN, kiện toàn tổ chức bộ máy và ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách thủ tục hành chính đã được các địa phương triển khai đồng bộ. Nhiều địa phương đã chủ động tham mưu cho tỉnh bố trí ngân sách chi cho KHCN cao hơn so với Trung ương phân bổ.

Công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực KH&CN được bảo đảm, nhiều địa phương đã đẩy mạnh áp dụng truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm hàng hóa, ban hành hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn để quản lý chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh việc xác lập và thực thi quyền sở hữu trí tuệ…

Hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tiếp tục được quan tâm phát triển mạnh mẽ. Có 58 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã ban hành kế hoạch triển khai Đề án 844. Hơn 20 địa phương đã và đang kết nối các nguồn lực thành lập trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; có hơn 1.000 tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp, hơn 200 không gian làm việc chung. Mạng lưới nghiên cứu khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hiện đã có hơn 400 thành viên, kết nối hơn 1.000 nhà khoa học, chuyên gia có uy tín trong và ngoài nước.

Hoạt động xúc tiến phát triển thị trường KH&CN, kết nối cung cầu công nghệ, tổ chức các cuộc thi… có bước phát triển tốt. Các hoạt động này ở các đô thị lớn, trung tâm như TP. Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TPHCM, Bình Dương, Cần Thơ, Bến Tre… đã lan tỏa và thu hút hàng chục nghìn lượt người tham gia, kết nối với nhiều doanh nghiệp, đối tác nước ngoài như Hà Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Australia, các nước EU…

Các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ ở các địa phương cũng tiếp tục được quan tâm thực hiện, nhiều kết quả ứng dụng tốt vào sản xuất như các quy trình công nghệ mới được áp dụng trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp chế biến, nuôi trồng thủy hải sản, khai thác phát triển nhiều nguồn gen sinh vật quý hiếm, đặc hữu, trồng và chế biến dược liệu, ứng phó với biến đổi khí hậu…

Nêu thực tiễn tại địa phương, ông Lâm Hải Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho hay Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Bình Định rất chú trọng đến phát triển KHCN và đổi mới sáng tạo trên địa bàn. Tỉnh đã ban hành các Chương trình hành động về phát triển KHCN của tỉnh giai đoạn 2016-2020, 2020-2025.

Qua đó, đã có nhiều kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao ứng dụng công nghệ được đưa vào sản xuất như đánh bắt, chế biến thủy hải sản; sản xuất gà giống, tôm giống; sản xuất cây giống nông, lâm nghiệp; công nghiệp chế biến, chế tạo; chuyển đổi số... góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả một số cây trồng, vật nuôi và sản phẩm hàng hóa, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân...

Tỉ trọng đóng góp của năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng GRDP của tỉnh năm 2022 khoảng 41,95%. Góp phần đưa GRDP của tỉnh tăng 8,57% cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây.

"Tỉnh Bình Định đang tìm những giải pháp mạnh mẽ hơn để thúc đẩy việc phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo tại địa phương, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định trong thời gian tới", ông Lâm Hải Giang cho biết.

Tại Hội nghị, các ý kiến cũng cho rằng hiện nay, hoạt động KHCN tại các địa phương vẫn còn trầm lắng. Việc ban hành một số văn bản quản lý nhà nước trong lĩnh vực KHCN còn chậm, một số nội dung chưa thực sự phù hợp với thực tế ở địa phương, gây khó khăn cho công tác tổ chức triển khai hoạt động KHCN và đổi mới sáng tạo, nhất là các đơn vị sự nghiệp KHCN, doanh nghiệp KHCN.

Hơn nữa, các địa phương chưa có giải pháp đủ mạnh để huy động được nhiều hơn các nguồn lực xã hội đầu tư cho phát triển KH&CN, nhất là việc thực hiện các nhiệm vụ KH&CN có quy mô lớn, đầu tư tăng cường tiềm lực cho các tổ chức KH&CN. Hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ mới chỉ tập trung giải quyết một số vấn đề mang tính bức xúc trước mắt ở từng địa phương, vẫn còn thiếu các nhiệm vụ KH&CN có tính liên vùng, triển khai ở quy mô lớn. Nguồn nhân lực KHCN của địa phương chưa đáp​ ứng yêu cầu...

gd-so-1679036411606744354988.jpg

Hội nghị trao đổi nhiều nội dung liên quan đến xây dựng bộ chỉ số đối mới sáng tạo các địa phương; tập trung khơi thông các nguồn lực để phát triển KHCN... - Ảnh: VGP/Hoàng Giang

Hoàn thiện hành lang pháp lý, chính sách thuận lợi cho KHCN và đổi mới sáng tạo

Lắng nghe các ý kiến của các địa phương , Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt đã đề nghị các đơn vị của Bộ KHCN tiếp tục rà soát, hoàn thiện hành lang pháp lý, cơ chế chính sách thuận lợi cho hoạt động KHCN và đổi mới sáng tạo, như: Sửa đổi, bổ sung Luật KHCN năm 2013; Nghị định 70 quy định việc quản lý, sử dụng tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước, các Thông tư quản lý các nhiệm vụ KHCN cấp quốc gia.

Đặc biệt, đề xuất sửa đổi, bổ sung các chính sách về tài chính, đầu tư cho KHCN... để đẩy nhanh tiến độ triển khai các chương trình KHCN cấp quốc gia, các cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo; tăng cường liên kết các mạng lưới đổi mới sáng tạo của các địa phương và ngoài nước…

"Mục tiêu là làm thế nào để KHCN và đổi mới sáng tạo thực sự là giải pháp quan trọng, hiệu quả thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, các vùng cũng như của cả nước", Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt nhấn mạnh.

Đối với các địa phương, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt đề nghị các Sở KH&CN khẩn trương, chủ động tham mưu cho lãnh đạo địa phương ban hành chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện các nghị quyết của Bộ Chính trị, Nghị quyết của chính phủ về phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh của các vùng. 

Cụ thể là, Nghị quyết 11 cho Vùng trung du và miền núi phía bắc; Nghị quyết 30 cho Vùng Đồng bằng sông Hồng; Nghị quyết 26 cho Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung; Nghị quyết 23 cho Vùng Tây Nguyên; Nghị quyết 24 cho Vùng Đông Nam Bộ và Nghị quyết 13 cho Vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Bên cạnh đó, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về KHCN và đổi mới sáng tạo. Huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực đầu tư cho phát triển KHCN và đổi mới sáng tạo ngang tầm với yêu cầu và nhiệm vụ được giao.

Tập trung nguồn lực đẩy mạnh hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, ươm tạo công nghệ, đổi mới sáng tạo trong các tổ chức KHCN và doanh nghiệp. Tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao gắn trực tiếp với các nội dung phục vụ định hướng phát triển bền vững kinh tế - xã hội. Tăng cường đầu tư tiềm lực cơ sở vật chất, hạ tầng cho các tổ chức, doanh nghiệp KHCN.

Đồng thời tăng cường hợp tác với các đại học, trường đại học, các viện nghiên cứu để đẩy mạnh hợp tác chuyển giao, ứng dụng các thành tựu KHCN tiên tiến, công nghệ cao vào sản xuất các sản phẩm chủ lực, sản phẩm có lợi thế. Đẩy mạnh liên kết, hợp tác trong nước và quốc tế về KHCN và đổi mới sáng tạo.

Ngoài ra, các địa phương cần triển khai việc xây dựng bộ chỉ số đổi mới sáng tạo địa phương (cấp tỉnh). Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực KHCN; phát triển thị trường và doanh nghiệp KHCN, hoạt động KHCN cấp huyện./.

Nguồn ​từ:​https://baochinhphu.vn/hoat-dong-khcn-o-dia-phuong-can-quyet-liet-va-thuc-chat-hon-102230317140857106.htm


3/20/2023 11:00 AMĐã ban hành/Shared Documents/2023-03/6132a6080cd6d18888c7-167903633459156639499.jpg
Hội thảo INASP: Tăng cường liên kết hỗ trợ nghiên cứu (WTSR) Hội thảo INASP: Tăng cường liên kết hỗ trợ nghiên cứu (WTSR)
Sáng ngày 24/03/2016, tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM), Cục Thông tin KH&CN Quốc gia (Cơ quan điều phối của Liên hợp Thư viện Việt Nam về Nguồn tin KH&CN) và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. HCM, phối hợp tổ chức Hội thảo “Tăng cường liên kết hỗ trợ nghiên cứu” (WTSR). Sự kiện này nằm trong khuôn khổ hợp tác giữa Mạng Ấn phẩm Khoa học và Công nghệ Quốc tế (INASP) và Liên hợp Thư viện Việt Nam về Nguồn tin KH&CN. Hội thảo được diễn ra nhằm mục đích tạo điều kiện để các nhóm đối tượng trao đổi về nhu cầu, ưu tiên trong hoạt động thông tin hỗ trợ nghiên cứu và cùng nhau đưa ra giải pháp xử lý những vướng mắc liên quan tới hệ thống thông tin hỗ trợ nghiên cứu/vòng trao đổi thông tin.

 

TS. Lê Xuân Định, Cục trưởng Cục Thông tin KH&CN Quốc gia, phát biểu tại Hội thảo


 

Tham dự Hội thảo có: TS. Lê Xuân Định, Cục trưởng Cục Thông tin KH&CN Quốc gia; TS. Ngô Thị Phương Lan, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. HCM; TS. Nguyễn Hồng Sinh, Trưởng khoa Thông tin thư viện, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. HCM; và 28 học viên là cán bộ thư viện, nhà nghiên cứu, cán bộ công nghệ thông tin, cán bộ quản lý trường đại học, cán bộ thuộc các bộ/ngành, đại diện các liên hợp thư viện và cán bộ thuộc các nhóm đối tượng tiềm năng khác.


1.1.jpg
TS. Ngô Thị Phương Lan, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. HCM, phát biểu tại Hội thảo


Hội thảo diễn ra trong 2 ngày (24 và 25/3/2016) theo hình thức các phiên thảo luận phân tích vấn đề và tìm kiếm giải pháp để tăng cường kết nối các chủ thể chính trong hệ thống thông tin hỗ trợ nghiên cứu.

Các hệ thống nghiên cứu mạnh (xét trên khía cạnh khả năng truy cập, hiển thị, sử dụng…) phụ thuộc vào sự gắn kết chặt chẽ và phối hợp hoạt động giữa nhiều nhóm đối tượng. Tuy nhiên, trên thực tế, những nhóm này lại thường hoạt động tương đối độc lập. Do vậy, Hội thảo WTSR là cơ hội để cán bộ thư viện và nhà nghiên cứu tìm hiểu rõ hơn về vai trò của nhau và của những nhóm đối tượng liên quan tiềm năng như cán bộ công nghệ thông tin, cán bộ quản lý tại các trường đại học, đại diện Liên hợp Thư viện Việt Nam về Nguồn tin KH&CN, Mạng nghiên cứu và đào tạo quốc gia và các hiệp hội thư viện, và cán bộ tại các bộ, ban, ngành.


 

Thông qua Hội thảo, đại biểu tham dự sẽ có cơ hội: trở thành nhân tố tích cực trong việc phát triển hệ thống thông tin hỗ trợ nghiên cứu, nắm vững cách giải quyết vấn đề một cách toàn diện, hiểu biết sâu sắc hơn về mối liên kết giữa các chủ thể, mục tiêu và các hoạt động tiềm năng để có thể đưa ra các giải pháp thực tế; nhận diện, phân tích và sắp xếp thứ tự ưu tiên các vấn đề nổi cộm trong hệ thống thông tin hỗ trợ nghiên cứu; nắm được cách đặt vấn đề và cách sử dụng phương pháp “Cây Phân tích vấn đề” để phân tích nguyên nhân chính và tác động của các vấn đề này; giải quyết vấn đề đã được phân loại mức độ ưu tiên và kiểm tra để từ đó đưa ra các giải pháp tối ưu (Cụ thể, có thể đo lường, có thể đạt được, mang tính khả thi, kịp thời); nắ​m vững cách tiến hành phương pháp “phân tích trường lực” để nhận diện các yếu tố thuận lợi và thách thức khi tiến hành thay đổi; xây dựng kế hoạch hành động giải quyết vấn đề tại thư của mình.

 

Nguồn từ: NASATI

3/25/2016 9:00 AMĐã ban hành/Shared Documents/2016-03/1.jpg
Bộ Thông tin và Truyền Thông tổ chức Ngày Sách Việt Nam lần thứ 2 Bộ Thông tin và Truyền Thông tổ chức Ngày Sách Việt Nam lần thứ 2
Sáng 17/4/2015, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức lễ khai mạc “Ngày Sách Việt Nam lần thứ 2” tại Công viên Thống Nhất, Hà Nội.

Tham dự lễ Khai mạc có Ông Vũ Đức Đam – Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; Ông Nguyễn Bắc Son – Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; ông Mai Văn Ninh – Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Ông Nông Quốc Tuấn - Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Dân tộc; Ông Trương Minh Tuấn – Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; Ông Đỗ Quý Doãn – Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam; Ông Chu Xuân Hoà – Cục trưởng Cục Xuất bản, Trưởng ban Tổ chức, cùng đông đảo các Nhà xuất bản, Nhà sách và bạn đọc.


 

Ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg chọn ngày 21/4 hàng năm là Ngày Sách Việt Nam nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, nâng cao nhận thức của nhân dân về ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng của việc đọc sách đối với việc nâng cao ​kiến thức và kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người.


 

Ngày Sách Việt Nam lần thứ 2 diễn ra trong bối cảnh chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước như: 40 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; 125 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; 70 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9; chào mừng Đại hội Đảng các cấp, hướng tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII.

 

Ông Vũ Đức Đam - Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Phó Thủ tướ​ng Chính phủ đánh trống khai mạc Ngày hội

Ngày Sách Việt Nam năm nay được tổ chức với sự tham gia của 100 nhà xuất bản, công ty sách, nhà sách, sách được trưng bày, sắp xếp theo mô hình với các ​chủ đề bám sát nhiệm vụ chính trị trọng tâm của đất nước năm 2015. Bên cạnh việc trưng bày, bán sách, Ngày Sách còn diễn ra các hoạt động sự kiện khác như: Hội thảo, toạ đàm về sách, các buổi diễn thuyết, giao lưu tác giả - tác phẩm, giới thiệu sách hay, sách mới.


 

Cũng trong khuôn khổ Ngày hội, còn có các chương trình hoạt động hướng tới lợi ích cộng đồng mang ý nghĩa xã hội tích cực như: các đơn vị tham gia Ngày hội đã trích một phần lợi nhuận bán sách để ủng hộ cho Quỹ trò nghèo​ vùng cao, cho các cán bộ chiến sỹ đang làm nhiệm vụ ở biên giới, hải đảo, xây dựng nhà nội trú cho học sinh tiểu học ở miền núi, vùng sâu, vùng xa; thu nhận sách cho chương trình sách hoá nông thôn…


 

Ngày Sách Việt Nam lần thứ 2 diễn ra từ ngày 17/4 đến 21/4/2015 tại Công ​​viên Thống Nhất, Hà Nội.

Hình ảnh cùng sự kiện:

2015-04-17-ngay-sach-vn-02.jpg 

2015-04-17-ngay-sach-vn-03.jpg 

2015-04-17-ngay-sach-vn-04.jpg 

2015-04-17-ngay-sach-vn-05.jpg 

2015-04-17-ngay-sach-vn-06.jpg 

2015-04-17-ngay-sach-vn-07.jpg 

2015-04-17-ngay-sach-vn-08.jpg 


 
Nguồn từ: Thư viện Quốc gia Việt Nam​


 

4/21/2015 12:00 PMĐã ban hành/Shared Documents/2015-04/2015-04-17-ngay-sach-vn-01.jpg
Trưng bày tư liệu với chủ đề: “Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam” tại Thư viện Quốc gia Việt Nam Trưng bày tư liệu với chủ đề: “Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam” tại Thư viện Quốc gia Việt Nam
Nhân dịp Kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2014), 25 năm ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2014), phát huy truyền thống “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với Dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”, Thư viện Quốc gia Việt Nam trọng thể tổ chức trưng bày tư liệu với chủ đề: “Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam”.

 

Tư liệu được trưng bày theo các nội dung:

 1. Quân đội nhân dân Việt Nam ra đời, cùng toàn dân kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược: Vai trò của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minhtrong việc sáng lập lực lượng vũ trang cách mạng, tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền; Các tư liệu viết về Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - Tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam; Những chiến dịch tiêu biểu trong kháng chiến chống thực dân Pháp…

2. Quân đội nhân dân Việt Nam với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước:Tư liệu viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước; Những khó khăn và quyết tâm vượt mọi thách thức, hy sinh của quân và dân ta để giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.

3. Quân đội nhân dân Việt Nam với nhiệm vụ quốc tế và bảo vệ biên giới, hải đảo: Tư liệu viết về quân tình nguyện Việt Nam trên nước bạn Lào và Campuchia; Các lực lượng quân đội với nhiệm vụ bảo vệ biên giới, hải đảo; Chủ quyền về biển, đảo của Việt Nam trên biển Đông…

4. Quân đội nhân dân Việt Nam với nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội:Tư liệu viết về tinh thần tự lực, tự cường, chăm lo sản xuất góp phần ổn định và phát triển kinh tế-xã hội, tăng cường quốc phòng an ninh toàn dân…

5. Những người góp phần làm nên lịch sử: Bút kí, hồi kí và các tác phẩm viết về một số tướng lĩnh tiêu biểu của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Triển lãm trưng bày hơn 500 tư liệu tiêu biểu của Thư viện Quốc gia Việt Nam, phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức, thể loại và ngôn ngữ. Ban tổ chức hy vọng sẽ giúp công chúng, bạn đọc hiểu thêm về truyền thống tốt đẹp, những chiến công hiển hách của quân đội ta trong hơn bảy thập kỷ qua, từ đó khơi dậy niềm tự hào dân tộc, củng cố ý thức trách nhiệm của mỗi người dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Trưng bày tư liệu: “Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam” diễn ra từ ngày 15 đến hết ngày 30 tháng 12 năm 2014. 

Nguồn từ: THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM

12/26/2014 11:00 AMĐã ban hành/Shared Documents/2014-12/2014-12-20-trienlam1.jpg