| Quỹ đầu tư mạo hiểm: giải pháp vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo | Quỹ đầu tư mạo hiểm: giải pháp vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo | Cùng với phong trào khởi nghiệp ngày càng lan tỏa mạnh mẽ, Quỹ đầu tư mạo hiểm (QĐTMH) đã được nhắc đến nhiều hơn, bởi đây được xem là một trong những giải pháp quan trọng về vốn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Bài viết phân tích về vai trò của QĐTMH và sự cần thiết khơi thông dòng vốn này. | 
Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh tặng kỷ niệm chương cho các tổ chức đang tích cực triển khai các hoạt động đầu tư cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Khái quát về QĐTMH Để làm “cầu nối” giữa bên cần vốn với bên có vốn nhàn rỗi, nhiều loại hình định chế tài chính trung gian đã ra đời. Một trong số đó là quỹ đầu tư. Là một dạng doanh nghiệp đặc biệt, quỹ đầu tư không dùng vốn để mua máy móc thiết bị phục vụ các hoạt động sản xuất kinh doanh, mà dùng vốn để đầu tư trực tiếp (góp cổ phần, mua cổ phiếu phát hành lần đầu với tư cách là cổ đông sáng lập); hoặc gián tiếp (kinh doanh chứng khoán nhằm hưởng chênh lệch giá hay cổ tức từ các công ty hoặc lợi tức trái phiếu).
Hiện có rất nhiều loại hình quỹ đầu tư như: quỹ đầu tư chứng khoán, quỹ đầu tư hỗn hợp… và đặc biệt là QĐTMH. Theo nghĩa rộng thì vốn mạo hiểm là nguồn tài chính cung cấp cho các công ty tư nhân dưới hình thức vốn cổ phần hoặc các khoản đầu tư gần giống như vốn cổ phần có thời hạn trung bình 3-5 năm. Khác với đầu tư thông thường, đầu tư mạo hiểm nhằm kiếm được khoản thu nhập không tưởng, gấp 20-30 lần số vốn bỏ ra. Để đảm bảo sự thành công trong các dự án của mình, các chuyên gia trong QĐTMH còn tư vấn ở tầm chiến lược cho các công ty nhận vốn khi họ bước sang giai đoạn tăng trưởng kế tiếp và thậm chí chuẩn bị sẵn sàng để công ty được chuyển giao cho các cổ đông khác. Theo nghĩa hẹp, vốn mạo hiểm là các khoản đầu tư vốn cổ phần tư nhân trung hạn vào các công ty chưa trưởng thành. Nói cách khác, công ty nhận vốn đầu tư đang trong gian đoạn đầu phát triển sản phẩm hoặc bắt đầu mở rộng cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Đặc điểm nổi bật của các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ngày nay là khả năng rút ngắn lịch sử phát triển và có tốc độ phát triển cực nhanh nhưng mức độ rủi ro cao. Những nhà đầu tư thông thường sẽ bỏ qua những thương vụ này nhưng QĐTMH sẵn sàng chấp nhận rủi ro nếu tiềm năng kiếm lời là tương xứng.
Như vậy, QĐTMH là hình thức huy động vốn để đầu tư mạo hiểm vào các công ty mới khởi sự, có tiềm năng phát triển cao hoặc các công ty chưa được niêm yết và cổ phiếu chưa được mua bán trên các sàn giao dịch chứng khoán. Không chỉ đầu tư tiền, QĐTMH sẽ song hành cùng với các công ty được nhận vốn trong quản lý chiến lược và tổ chức vận hành.
Xu thế phát triển của các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam Số lượng các công ty khởi nghiệp trên thế giới đang gia tăng với tốc độ chóng mặt. Các thành phố lớn, từ Berlin, London tới Singapore… đã trở thành đế chế của các công ty khởi nghiệp. Những thành phố này có hàng trăm trường học khởi nghiệp cùng hàng nghìn không gian làm việc chung. Nhiều quốc gia đã coi doanh nghiệp khởi nghiệp là chìa khóa dể dẫn tới sự phát triển vượt bậc của kinh tế. Israel được mệnh danh là quốc gia của các công ty khởi nghiệp với khoảng 375 công ty khởi nghiệp/triệu dân (Mỹ chỉ có 190 công ty/triệu dân).
Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng phát triển chung này. Theo số liệu thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2016, cả nước có thêm 54.501 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn đăng ký 427.762 tỷ đồng, tăng 20% về số doanh nghiệp và tăng 51,5% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 20151 . Trong đó, số doanh nghiệp thành lập mới ở loại hình công ty cổ phần là 9.026. Đây là loại hình mà các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo thường lựa chọn khi thành lập. Với số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng nhanh như vậy cần có một thị trường vốn đủ lớn để duy trì. Khó khăn về tài chính là nguyên nhân chính dẫn đến việc khoảng 12.203 doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam đã rơi vào tình trạng “chết lâm sàng”. Số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn của cả nước trong 6 tháng đầu năm là 12.200 doanh nghiệp. Số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động, chờ giải thể là 24.423 doanh nghiệp. Như vậy, các doanh nghiệp phá sản, tạm ngừng đăng ký kinh doanh, chờ giải thể có số lượng nhiều hơn một nửa so với số doanh nghiệp được thành lập. Điều này cho thấy thị trường đang diễn ra nhiều biến động.
Bên cạnh những thế mạnh như giàu ý tưởng sáng tạo, nhiệt huyết…, các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo của Việt Nam còn bộc lộ nhiều điểm yếu. Tâm lý muốn tự mình làm chủ đã khiến các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo có xu hướng gia đình hóa các công ty của mình. Điều đó vô tình làm hạn chế tầm nhìn chiến lược cũng như đổi mới sản phẩm, khiến các công ty thực sự gặp khó khăn trong giai đoạn phát triển thứ hai. Trên thế giới, một doanh nghiệp khởi nghiệp lý tưởng thường bao gồm 4 sáng lập viên chuyên trách cho các mảng quan trọng: sản phẩm, marketing, quản lý thì ở Việt Nam việc quản lý doanh nghiệp, nghiên cứu phát triển sản phẩm, quảng bá thường được thực hiện bởi một sáng lập viên duy nhất.
Các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo của Việt Nam cũng chưa đầu tư nghiên cứu thị trường, phân khúc khách hàng đúng mức, nếu có thì các nghiên cứu này còn rất cảm tính, chủ quan. Bên cạnh đó, hầu hết đều gặp vấn đề về thuyết trình sản phẩm - công việc quan trọng bậc nhất mà các doanh nghiệp khởi nghiệp phải làm nếu muốn nhận được vốn đầu tư. Đa số các giám đốc của doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam xuất thân từ “dân kỹ thuật” nên khi trình bày ý tưởng của mình, họ quá tập trung giới thiệu các yếu tố kỹ thuật mà quên đi những giá trị khác. Chính vì vậy, đã có rất nhiều sản phẩm tốt nhưng không nhận được sự đầu tư đúng mức.
Như phân tích ở trên, có thể thấy, các nhu cầu quan trọng hiện tại của một doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là được đảm bảo về vốn để phát triển sản phẩm; có sự cố vấn về việc nghiên cứu phát triển sản phẩm, marketing và quản trị công ty. QĐTMH rất phù hợp với các yêu cầu này. Ngoài ra, QĐTMH còn là cái nôi nuôi dưỡng các tài năng trẻ; giúp kết nối phần đông các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo đang ở giai đoạn non nớt (seeding fund) với vườn ươm và tổ chức thúc đẩy doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc phát triển mạng lưới QĐTMH để hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo phát triển là hết sức cần thiết.
Thực trạng QĐTMH tại Việt Nam và một số đề xuất Hiện tại, số quỹ đầu tư đang hoạt động tại Việt Nam là khoảng 57, với phân loại theo hình thức đầu tư như sau: đầu tư chủ yếu vào cổ phần tư nhân: 3 quỹ; đầu tư công nghệ cao và đầu tư mạo hiểm: 4 quỹ (Capital, IDGVV- IDG Venture VietNam, VinaCapital, FPT Venture); đầu tư vào bất động sản: 7 quỹ; đầu tư vào cổ phiếu niêm yết, các công ty cổ phần và các khoản đầu tư cơ hội: 43 quỹ. Như vậy, mặc dù khá nhiều quỹ đầu tư đang hoạt động tại Việt Nam nhưng các quỹ mang tính chất đầu tư vốn mạo hiểm thì chiếm tỷ trọng rất thấp (4/57 quỹ). Cần phải thừa nhận rằng, hầu hết nguồn vốn đầu tư mạo hiểm ở nước ta chưa thực sự hoạt động với đầy đủ chức năng vốn có của nó. Khó khăn này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng tựu trung, trong thời gian tới, để khơi thông dòng vốn đầu tư mạo hiểm vào các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, chúng ta cần phải chú trọng một số vấn đề sau:
Một là, tạo môi trường đầu tư thuận lợi hỗ trợ cho sự phát triển hình thức đầu tư vốn mạo hiểm - Chính phủ cần hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo ra một hành lang pháp lý cho mọi quan hệ kinh tế đều vận động theo xu hướng thị trường. Hệ thống pháp luật như vậy phải hướng tới mục tiêu: 1) Bảo đảm tính thực thi của hệ thống nhằm bảo vệ tài sản và lợi ích của nhà đầu tư; 2) Đảm bảo tính rõ ràng, đồng bộ, nhất quán trong hệ thống nhằm hạn chế rủi ro do sự chồng chéo giữa các quy định; 3) Phù hợp với hệ thống pháp luật quốc tế nhằm tạo cơ hội cho các nhà đầu tư trong nước có thể nhanh chóng hòa nhập vào môi trường kinh doanh toàn cầu và nhà đầu tư nước ngoài có thể tin tưởng hơn môi trường đầu tư tại Việt Nam; 4) Từng bước hợp nhất các luật điều chỉnh hoạt động kinh tế nhằm tạo ra môi trường đầu tư bình đẳng cho mọi chủ thể trong nền kinh tế.
- Phát triển thị trường dịch vụ tư vấn trong các lĩnh vực tài chính, quản lý, công nghệ, luật pháp... Tại các nước có nền công nghiệp đầu tư vốn mạo hiểm phát triển, quá trình gia tăng giá trị tài sản của nhà đầu tư mạo hiểm trong các đối tác được tài trợ không thể thiếu vai trò của các nhà tư vấn. Hơn nữa hoạt động tư vấn phát triển sẽ tạo ra mạng lưới thông tin hiệu quả giúp các nhà đầu tư hạn chế được rủi ro và có thể dự báo hợp lý về xu hướng phát triển trong các lĩnh vực công nghệ mới.
- Thành lập hiệp hội các nhà đầu tư vốn mạo hiểm Việt Nam. Hiệp hội là nơi kết nối và tập trung các luồng thông tin có giá trị liên quan đến hoạt động đầu tư vốn mạo hiểm. Hơn nữa, hiệp hội còn mở ra nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư mạo hiểm tham gia hợp tác kinh doanh trong cùng một thương vụ nhằm chia sẻ rủi ro. Đây cũng là một xu thế phổ biến trên thế giới hiện nay.
- Chính phủ tiếp tục thực hiện các chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, chuyên nghiệp của thị trường chứng khoán, tạo nên khả năng thanh khoản cho các nhà đầu tư mạo hiểm khi kết thúc thương vụ.
- Chính phủ thực hiện các chính sách minh bạch về tài chính nhằm hạn chế rủi ro cho nhà đầu tư như: hoàn thiện hệ thống kế toán phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, khuyến khích việc thanh toán không dùng tiền mặt, xây dựng mạng lưới thông tin hiệu quả có sự liên kết chặt chẽ giữa các tổ chức công, các hiệp hội, các định chế tài chính, doanh nghiệp…
Hai là, xây dựng nền tảng pháp lý cho hoạt động đầu tư vốn mạo hiểm Trước mắt Chính phủ cần có những quy định cụ thể hướng dẫn hoạt động đầu tư vốn mạo hiểm như: phạm vi đầu tư mạo hiểm, các lĩnh vực khuyến khích đầu tư, cơ cấu tài sản đầu tư của các quỹ, quy chế thành lập và hoạt động của QĐTMH. Trong quá trình thực hiện các quy định trên, Chính phủ cần tổ chức riêng một ban quản lý hoạt động đầu tư vốn mạo hiểm. Khi hoạt động đầu tư vốn mạo hiểm dần dần phát triển, Nhà nước cần tiến tới ban hành một đạo luật riêng cho hoạt động này. Theo kinh nghiệm của các nước như Ấn Độ, Trung Quốc, thì hoạt động đầu tư vốn mạo hiểm được chi phối bởi hai đạo luật riêng cho QĐTMH nội địa và QĐTMH nước ngoài. Điều này cũng hợp lý trong giai đoạn chuyển đổi của các nền kinh tế đang phát triển nhằm mục đích kiểm soát và thu hút nguồn vốn trong và ngoài nước.
Ba là, thành lập các QĐTMH thuộc sở hữu của Nhà nước Các quỹ này thường được thành lập trong giai đoạn sơ khai của thị trường vốn đầu tư mạo hiểm, có thể hoạt động dưới nhiều hình thức khác nhau như: các quỹ thuộc trung ương quản lý, các quỹ địa phương, các quỹ trực thuộc các trường đại học… Mục đích của các quỹ là nhằm hỗ trợ cho các dự án ươm tạo và đổi mới công nghệ trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề và ở nhiều địa phương khác nhau, do đó tạo nhiều cơ hội cho sáng tạo và đổi mới trong xã hội.
Tuy nhiên hoạt động của các quỹ theo hình thức này chú ý tới một số vấn đề như: (i) Gia tăng chi phí vì các nhà quản lý quỹ thường không theo đuổi mục đích của quỹ mà theo đuổi các mục đích cá nhân; (ii) Không kiểm soát được tình trạng tham nhũng (nếu có) xảy ra khi doanh nghiệp đối tác của quỹ bị thua lỗ; (iii) Hạn chế về kinh nghiệm quản lý quỹ của phía Việt Nam dẫn đến sự kém hiệu quả của các hợp đồng tài trợ; (iv) Chịu áp lực về việc lựa chọn các dự án theo chỉ định mà không theo các tín hiệu thị trường; (v) Các quỹ tại các tập đoàn kinh tế thường bị chảy máu chất xám (đội ngũ nhân viên quản lý quỹ) sau một thời gian hoạt động vì cơ chế tiền lương không thỏa đáng; (vi) Nguồn tài chính của ngân sách nhà nước là có giới hạn, không thể đáp ứng hết các nhu cầu của vốn đầu tư mạo hiểm trong hệ thống đổi mới của quốc gia. Do đó để hạn chế tình trạng kém hiệu quả, Chính phủ cần thuê các chuyên gia quản lý quỹ có nhiều kinh nghiệm và ràng buộc trách nhiệm như: cơ chế tiền lương và lợi nhuận của quỹ khi kết thúc doanh vụ. Một giải pháp tốt nhất là Nhà nước nên góp vốn liên kết với các tổ chức tài chính có uy tín nhằm tiếp thu kinh nghiệm quản lý quỹ cho hoạt động đầu tư mạo hiểm của quốc gia. Nhà nước chỉ nên góp vốn cổ phần vào các quỹ này với mục đích tạo dựng niềm tin và khuyến khích đầu tư mạo hiểm vào quá trình đổi mới, không nên can thiệp sâu vào hoạt động cụ thể của các quỹ liên doanh.
Bốn là, thiết kế chương trình tín dụng hỗ trợ hoạt động đầu tư vốn mạo hiểm Việc khuyến khích phát triển các kênh tín dụng hỗ trợ cho hoạt động đầu tư mạo hiểm nhằm gia tăng lượng cung vốn đầu tư mạo hiểm trên thị trường. Khi thực hiện chính sách này, các ngân hàng đầu tư phát triển, quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển, quỹ hỗ trợ KH&CN… sẽ cho các quỹ đầu tư vốn mạo hiểm (không phân biệt hình thức sở hữu) vay với các mức lãi suất ưu đãi và với cơ chế bảo đảm tiền vay linh hoạt.
Năm là, thực hiện chính sách thuế ưu đãi cho hoạt động đầu tư vốn mạo hiểm Hoạt động đầu tư mạo hiểm vào quá trình đổi mới công nghệ thường tiềm ẩn nhiều rủi ro và tỷ lệ thành công ở mức thấp. Chính vì vậy, Chính phủ cần khuyến khích phát triển các hình thức đầu tư vốn mạo hiểm thông qua các chính sách ưu đãi về thuế. Cụ thể là cần có chính sách miễn giảm thuế đối với phần thu nhập phát sinh khi nhà đầu tư mạo hiểm kết thúc doanh vụ, kể cả các lợi tức phát sinh trong quá trình hoạt động. Chính sách thuế cũng cần ưu đãi đối với phần thu nhập phát sinh của các nhà đầu tư góp vốn vào quỹ, nhằm thu hút các nguồn vốn từ các cá nhân và nhà đầu tư có tổ chức vào hoạt động đầu tư mạo hiểm. Tất cả các chính sách ưu đãi thuế phải dựa vào luật đầu tư mạo hiểm hoặc dựa vào danh mục các ngành nghề Nhà nước khuyến khích đầu tư mạo hiểm trong các lĩnh vực công nghệ được ưu tiên đầu tư.
Nguồn từ "TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM"
| 12/22/2016 3:00 PM | Đã ban hành | /Shared Documents/2016-12/712-b2.jpg | | Tạo động lực thúc đẩy KHCN để đất nước phát triển đột phá | Tạo động lực thúc đẩy KHCN để đất nước phát triển đột phá | Tại buổi làm việc sáng 27/5 với Bộ Khoa học và Công nghệ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh vai trò dẫn dắt của khoa học và công nghệ; phải thiết kế cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo để hàng trăm nghìn doanh nghiệp, cả xã hội vào cuộc, đưa khoa học và công nghệ là động lực thực sự cho phát triển đất nước. |  Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh vai trò dẫn dắt của KH&CN; phải thiết kế cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo để hàng trăm nghìn doanh nghiệp, cả xã hội vào cuộc, đưa khoa học và công nghệ là động lực thực sự cho phát triển đất nước. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Sáng 27/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) về tình hình thực hiện nhiệm vụ, một số nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách trong thời gian tới và giải quyết các kiến nghị, đề xuất. Cùng dự buổi làm việc có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Trần Văn Sơn.
Chấp nhận nguyên tắc rủi ro, tin các nhà khoa học
Báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt cho biết, thời gian vừa qua, KH&CN từng bước khẳng định vai trò động lực trong phát triển kinh tế-xã hội. Số lượng bài báo công bố quốc tế ISI của Việt Nam trong giai đoạn 2016-2020 tăng trung bình 20%, riêng năm 2020 tăng 45% so với năm 2019.
Một số lĩnh vực như toán học, vật lý, hóa học tiếp tục giữ thứ hạng cao trong khu vực ASEAN. Hệ thống các tổ chức KH&CN phát triển mạnh, đội ngũ nhân lực có khoảng 72.290 cán bộ nghiên cứu, nhiều nhà khoa học có uy tín, được thế giới công nhận. Khoa học công nghệ ứng dụng thể hiện qua trình độ công nghệ có những bước tiến rõ nét. Chỉ số đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng GDP tăng từ 33,6% bình quân giai đoạn 2011-2015 lên 45,2% giai đoạn 2016-2020 (vượt mục tiêu 35%).
Chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam những năm gần đây liên tục tăng vượt bậc, năm 2020 xếp thứ 42/131 quốc gia, dẫn đầu nhóm quốc gia có cùng mức thu nhập và đứng thứ 3 trong ASEAN, sau Singapore và Malaysia.
Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Việt Nam bắt đầu được hình thành và phát triển. Nguồn lực tài chính từ xã hội cho KH&CN tăng mạnh, nếu 10 năm trước chủ yếu dựa vào ngân sách (chiếm 70 đến 80%) thì nay đầu tư từ ngân sách nhà nước và doanh nghiệp đã tương đối cân bằng với tỷ lệ tương ứng 52% và 48%.
Từ kinh nghiệm của các quốc gia thành công và thực tiễn nước ta, trong giai đoạn tới, để KH&CN và đổi mới sáng tạo thực sự là động lực chính trong tăng trưởng kinh tế, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt nêu 6 phương hướng trọng tâm: Hoàn thiện thể chế; tăng cường đầu tư cho KH&CN và đổi mới sáng tạo; phát triển thị trường KH&CN và đổi mới sáng tạo; tập trung cho đổi mới công nghệ; chú trọng phát triển nguồn nhân lực; nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp.
“Xây dựng, tổ chức thực hiện từ 1 đến 2 chương trình, dự án phát triển công nghệ lớn, có tầm vóc, với sự tham gia của cả khu vực công và tư nhân, có cơ chế thu hút đa dạng nguồn lực để tạo đột phá trong phát triển kinh tế-xã hội”, Bộ trưởng phát biểu.
Bộ trưởng đề xuất nhiều nội dung với mục tiêu là hoàn thiện hệ thống pháp luật về cơ chế, chính sách thúc đẩy hoạt động KH&CN và đổi mới sáng tạo, trong đó có pháp luật về đầu tư, đầu tư công, ngân sách Nhà nước, về tài sản công và các văn bản hướng dẫn về xử lý tài sản hình thành từ nhiệm vụ KH&CN, về chính sách thuế….
Bộ trưởng kiến nghị, phải đổi mới thực sự cơ chế, phương thức quản lý các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học. Xây dựng cơ chế Bộ KH&CN chịu trách nhiệm về chất lượng nghiên cứu để tháo gỡ vướng mắc quy trình, thủ tục liên quan đến các đề tài, nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách Nhà nước theo hướng chấp nhận nguyên tắc rủi ro trong khoa học, tin các nhà khoa học thay vì quản lý theo hướng chống thất thoát. Công khai, minh bạch tất cả các nhiệm vụ, đề tài nghiên cứu để chính các nhà khoa học và cộng đồng giám sát.
 Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Về một số đề xuất, kiến nghị cụ thể, Bộ trưởng kiến nghị quan tâm xem xét, phân bổ nguồn vốn sự nghiệp KH&CN, vốn đầu tư phát triển KH&CN trong năm 2020 và các năm tiếp theo để có đầy đủ nguồn lực triển khai thực hiện hoạt động KH&CN và đổi mới sáng tạo; bổ sung cấp vốn điều lệ (2.000 tỷ đồng) cho Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia trong nguồn vốn đầu tư công trung hạn 2021-2025…
Để tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp trong việc sử dụng Quỹ phát triển KH&CN đầu tư cho đổi mới công nghệ, Bộ KH&CN đề nghị Bộ Tài chính sớm ban hành Thông tư sửa đổi Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BKH&CNBTC hướng dẫn nội dung chi và quản lý Quỹ…
Các ý kiến phát biểu tại cuộc họp đều cho rằng, thành tựu của tất cả các ngành trong thời gian qua đều có dấu ấn của KH&CN. Nêu nhiều vướng mắc về cơ chế, chính sách và hướng giải quyết, các đại biểu nhấn mạnh, con đường ngắn nhất để tăng đầu tư cho KH&CN là khơi thông nguồn lực của xã hội, của doanh nghiệp, nhưng quy định hiện hành còn vướng mắc, như quy định về việc chi Quỹ phát triển KH&CN đầu tư cho đổi mới công nghệ tại doanh nghiệp. Do đó, cần đẩy nhanh tốc độ sửa đổi các quy định này, biến tiềm năng thành động năng thực sự.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá cao những kết quả nghiên cứu KH&CN trong nước thời gian qua đã góp phần rất hiệu quả cho công tác phòng chống COVID-19, trong đó có việc sản xuất các sinh phẩm xét nghiệm. Phó Thủ tướng đề nghị Bộ KH&CN chủ động giao các nhiệm vụ liên quan tới nội dung này và đề xuất cần áp dụng các cơ chế đặc thù trong bối cảnh “chống dịch như chống giặc”.
KH&CN đóng vai trò dẫn dắt, đột phá
Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao và cơ bản đồng tình với báo cáo của Bộ KH&CN và những “lo toan, trăn trở, băn khoăn” của các đại biểu về đánh giá kết quả, thành tựu và hạn chế, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm, phương hướng và nhiệm vụ chính trong thời gian tới.
Nhấn mạnh vai trò, vị trí, tầm quan trọng của KH&CN, “nơi nào cũng cần, giai đoạn nào cũng cần”, nhất là trong bối cảnh hiện nay, Thủ tướng nêu rõ, quốc gia nào muốn phát triển đột phá cũng phải có KH&CN đóng vai trò dẫn dắt, đột phá.
Phân tích kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới, Thủ tướng cho rằng, muốn KH&CN phát triển, KH&CN là động lực thực sự của sự phát triển, thì lãnh đạo các cấp phải quan tâm, đề ra mục tiêu, xây dựng cơ chế, phương hướng để tổ chức thực hiện. Ở thời điểm nào, Đảng ta cũng xác định tầm quan trọng của KH&CN và nay KH&CN được xác định là quốc sách hàng đầu.
Phân tích bối cảnh phát triển đất nước nói chung và phát triển KH&CN nói riêng, Thủ tướng chỉ ra một số đặc điểm: Trước hết, chúng ta xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Quá trình phát triển đối mặt với những thách thức... Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tác động mạnh mẽ tới sự phát triển của mỗi quốc gia và mọi mặt đời sống.
Trong bối cảnh đó, Bộ KH&CN phải đóng vai trò trung tâm điều phối, kết nối phát triển KH&CN của các bộ, ngành, địa phương và truyền cảm hứng cho các nhà khoa học. Đồng ý với những kiến nghị cụ thể của Bộ, nhưng Thủ tướng lưu ý, điều đáng làm hơn là thiết kế thể chế, cơ chế, chính sách để hàng trăm nghìn doanh nghiệp, cả xã hội cùng vào cuộc để thúc đẩy KH&CN tiếp tục phát triển.
Hoàn toàn tán thành với những đánh giá về kết quả, thành tựu thời gian qua, Thủ tướng nêu rõ, ngành KH&CN cùng đội ngũ cán bộ, nhà khoa học với vai trò nòng cốt của Bộ KH&CN đã làm được nhiều việc, góp phần vào thành tích chung của cả nước sau 35 năm đổi mới, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tăng năng suất lao động, tăng cường hội nhập quốc tế. Có được những kết quả này là nhờ chấp hành nghiêm túc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ; sự đoàn kết, thống nhất trong nội bộ và sự phối hợp hiệu quả giữa các bộ, ngành, cơ quan.
Tán thành với những hạn chế, bất cập được chỉ ra, Thủ tướng bổ sung thêm, ngành còn phát triển manh mún, chia cắt, chưa thực sự có trọng tâm, trọng điểm, chưa phải là trung tâm kết nối, tạo sức mạnh tổng hợp để phát triển KH&CN. Ngành có đóng góp đáng kể cho phát triển đất nước nhưng chưa xứng tầm với sự nghiệp đổi mới. Thị trường KH&CN chưa thực sự phát triển. Đội ngũ KH&CN vừa thiếu, vừa thừa, ít công trình nổi tiếng.
Thủ tướng chỉ ra một số nguyên nhân như thiếu mạnh mẽ, quyết liệt; cơ chế, thể chế, chính sách còn hạn hẹp; chưa đi đúng trọng tâm, trọng điểm, đúng hướng; nguồn lực đầu tư chưa xứng tầm; những bất cập trong công tác truyền thông, khen thưởng, tôn vinh các nhà khoa học…
Sự phát triển của ngành thời gian qua để lại những bài học kinh nghiệm quý báu về giữ vững và củng cố đoàn kết, thống nhất, nội bộ trong sạch vững mạnh; yêu cầu năng động sáng tạo, chủ động, tích cực, “không ai làm thay ta được”; bài học về đầu tư cho con người; sự cần thiết xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí, quy trình để đánh giá, đo lường việc giao và thực hiện nhiệm vụ…
 Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt tại cuộc làm việc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Đừng để chứng từ thanh toán dày hơn cả công trình nghiên cứu
Về phương hướng phát triển thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu, trước hết, phải kế thừa, phát huy những thành tích, thành tựu đã đạt được, những bài học kinh nghiệm, xác định đúng trọng tâm, trọng điểm, tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt để tiếp tục thúc đẩy KH&CN phát triển mạnh mẽ. “Nghiên cứu, ứng dụng KH&CN phải đi vào cái ta cần chứ không phải cái ta có; lấy khó khăn, thách thức là động lực vươn lên, trưởng thành, phát triển”, Thủ tướng lưu ý.
Tập trung hơn nữa cho công tác quản lý nhà nước, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, Bộ tập trung xây dựng chiến lược, quy hoạch; xây dựng thể chế, cơ chế, chính sách; xây dựng công cụ để huy động các nguồn lực; hướng dẫn kiểm tra, giám sát; thanh tra, kiểm tra; khen thưởng, kỷ luật.
Phát triển thị trường KH&CN đúng nghĩa để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, đổi mới sáng tạo, “cái gì doanh nghiệp và xã hội làm được, làm tốt hơn thì để doanh nghiệp và xã hội làm”. Thủ tướng lấy ví dụ về nghiên cứu, sản xuất vaccine, Bộ phải ngồi cùng, sát cánh với các nhà khoa học, các cơ sở nghiên cứu, các doanh nghiệp để thúc đẩy, phát huy bản lĩnh, trí tuệ người Việt Nam trong nhiệm vụ rất quan trọng, cấp bách này.
Xây dựng cơ chế, tạo động lực phát triển KH&CN, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần thúc đẩy đổi mới sáng tạo gắn với phát triển kinh tế-xã hội theo chiều sâu, bền vững, phát triển KH&CN gắn với phát triển văn hóa và con người.
Đầu tư KH&CN phải có trọng tâm, trọng điểm, tập trung cho 3 khâu đột phá chiến lược và phù hợp với tiềm năng, thế mạnh từng vùng miền, góp phần tăng năng suất lao động, nâng cao chỉ số phát triển con người.
Thủ tướng lưu ý, phải coi trọng công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Rà soát lại chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo động lực cho cấp dưới nhiều hơn, tạo không gian cho đổi mới sáng tạo.
Thực hiện nghiêm các Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đồng bộ với thực hiện các quy định nêu gương. Xây dựng bộ máy, tổ chức, biên chế tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả theo các Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 19-NQ/TW. Xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là người đứng đầu, đầy đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ theo Nghị quyết số 26-NQ/TW.
Hoàn thiện cơ chế, tổ chức bộ máy để thúc đẩy nghiên cứu, phát triển KH&CN tại các bộ, ngành, địa phương. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế sâu rộng để phục vụ 3 khâu đột phá chiến lược, trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và phòng chống dịch bệnh COVID-19. Góp phần phát triển công nghiệp quốc phòng và an ninh theo hướng ứng dụng.
Thủ tướng cơ bản đồng tình với các kiến nghị của Bộ. Thủ tướng giao Bộ KH&CN, Bộ Tài chính xây dựng cơ chế, chính sách ưu tiên, khuyến khích nghiên cứu KH&CN phục vụ phòng chống dịch và sản xuất vaccine ngừa COVID-19, trong đó có quy định về đầu tư rủi ro. Đồng thời, sửa đổi các quy định về tài chính cho nghiên cứu, ứng dụng KH&CN, “đừng thiết kế một quy trình mà chứng từ thanh toán dày hơn cả công trình nghiên cứu”. Thủ tướng lưu ý Bộ cần quan tâm công tác thông tin-truyền thông, truyền cảm hứng, tôn vinh các nhà khoa học.
Liên kết nguồn tin: http://baochinhphu.vn/Khoa-hoc-Cong-nghe/Tao-dong-luc-thuc-day-KHCN-de-dat-nuoc-phat-trien-dot-pha/432590.vgp
Nguồn: Báo điện tử Chính phủ | 6/3/2021 10:00 AM | Đã ban hành | /Shared Documents/2021-06/TTg lv vơi Bo KHCN 3.jpg | | Công bố Sách vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2020 | Công bố Sách vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2020 | Ngày 24/8, Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và các cơ quan có liên quan tổ chức Lễ công bố Sách vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2020. |
Lãnh đạo các bộ, ban, ngành công bố Sách vàng Sáng tạo năm 2020. Tham dự buổi lễ có đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; đồng chí Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam (UBTƯ MTTQ Việt Nam); đồng chí Chu Ngọc Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN); đồng chí Phan Xuân Dũng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội đồng chí Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký UBTƯ MTTQ Việt Nam, Trưởng ban Chỉ đạo Biên tập Sách vàng sáng tạo Việt Nam; các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và các tỉnh, thành phố cùng các tác giả, nhóm tác giả, các nhà khoa học có công trình sáng tạo KHCN được vinh danh trong Sách vàng sáng tạo Việt Nam năm 2020.
Nghiên cứu, ứng dụng KH&CN luôn được xác định là nhiệm vụ quan trọng Phát biểu khai mạc buổi Lễ, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn khẳng định, nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và các bộ, ngành liên quan tổ chức Lễ công bố Sách vàng sáng tạo Việt Nam năm 2020.
Lễ công bố Sách vàng sáng tạo Việt Nam năm 2020 được tổ chức trong lúc toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đang thực hiện mục tiêu kép, vừa nỗ lực phòng, chống dịch Covid-19, vừa phát triển kinh tế - xã hội, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh, xây dựng hệ thống chính trị, đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí. Hội đồng tuyển chọn đã nhận được 157 hồ sơ công trình, giải pháp sáng tạo KH&CN do các bộ, ngành, tổ chức thành viên của Mặt trận và các tỉnh, thành phố giới thiệu để lựa chọn 75 công trình vinh danh trong Sách vàng sáng tạo Việt Nam.
Theo Chủ tịch Trần Thanh Mẫn, Lễ công bố Sách vàng sáng tạo Việt Nam một lần nữa thể hiện sức mạnh sáng tạo, năng lực KH&CN, tinh thần trách nhiệm, ý chí tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc của mỗi người Việt Nam. Điều này luôn được phát huy mạnh mẽ trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Trong 75 công trình sáng tạo năm nay của tác giả, nhóm tác giả được tuyển chọn tập trung vào các lĩnh vực gần gũi với đời sống nhân dân, có tính thời sự, giá trị thực tiễn cao như bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm, phục vụ việc khám chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Ngoài ra, các giải pháp khoa học phục vụ cải cách hành chính, phát triển kinh tế - xã hội; cảnh báo thiên tai, phòng chống lũ lụt; trợ giúp cho việc phát triển giáo dục; các công nghệ tiên tiến giúp nâng cao chất lượng cuộc sống, nâng cao sức mạnh của quân và dân Trường Sa để bảo vệ vững chắc biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Mặt trận tổ quốc Việt Nam sẽ tích cực tuyên truyền, vận động, khơi dậy niềm tự hào về trí tuệ Việt Nam, tinh thần đam mê lao động sáng tạo để góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước.
“Hiện nay, dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp trên thế giới và ở Việt Nam, nhiệm vụ phòng bệnh, chữa bệnh và phát triển kinh tế-xã hội đặt ra yêu cầu cấp bách đối với các cấp, các ngành, trong đó nghiên cứu, ứng dụng KH&CN luôn được xác định là nhiệm vụ rất quan trọng. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cơ quan phối hợp mong tiếp tục nhận được sự quan tâm của các Nhà khoa học, các tầng lớp nhân dân đối với Sách vàng sáng tạo Việt Nam năm 2021 và những năm tiếp theo”. Chủ tịch Trần Thanh Mẫn chia sẻ.
Ứng dụng KH&CN - tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả
Đồng chí Chu Ngọc Anh và đồng chí Hầu A Lềnh trao chứng nhận cho tác giả có công trình được vinh danh. Thống kê của Ban Chỉ đạo tuyển chọn, biên tập, công bố và phát hành Sách vàng sáng tạo Việt Nam cho biết: tổng số 365 công trình, giải pháp sáng tạo KH&CN được lựa chọn trong 05 năm, từ năm 2016 đến năm 2020 thuộc các lĩnh vực: sinh học phục vụ sản xuất, đời sống (67 công trình); y tế (68 công trình); công nghệ thông tin, điện tử viễn thông (60 công trình); công nghệ nhằm tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng mới và chế biến, sản xuất trong nông nghiệp (52 công trình); cơ khí tự động hóa (54 công trình); công nghệ vật liệu (23 công trình); giáo dục (22 công trình); công nghệ nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên (19 công trình).
Năm 2020, Hội đồng tuyển chọn đã bỏ phiếu bình chọn được 75 công trình, giải pháp sáng tạo KH&CN thuộc các lĩnh vực: sinh học phục vụ sản xuất, đời sống (11 công trình); y tế (12 công trình); công nghệ thông tin, điện tử viễn thông (13 công trình); công nghệ nhằm tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng mới và chế biến, sản xuất trong nông nghiệp (12 công trình); cơ khí tự động hóa (16 công trình); công nghệ vật liệu (02 công trình); công nghệ nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên (05 công trình); giáo dục (04 công trình) trình Ban Chỉ đạo biên tập Sách vàng Sáng tạo Việt Nam để công bố trong Sách vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2020.
Để kịp thời biểu dương, tôn vinh, động viên các nhà khoa học, chuyên gia, nhà quản lý, doanh nghiệp, y bác sĩ đang ngày đêm trên tuyến đầu chống dịch Covid – 19, Ban Chỉ đạo tuyển chọn, biên tập, công bố và phát hành Sách vàng Sáng tạo Việt Nam phối hợp với Bộ Y tế lựa chọn vinh danh 07 công trình, giải pháp sáng tạo khoa học – công nghệ tiêu biểu trong phòng chống dịch bệnh Covid-19 của các tác giả (nhóm tác giả) để công bố trong Sách vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2020.
Đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư phát biểu chỉ đạo tại buổi Lễ. Phát biểu chỉ đạo tại buổi Lễ, đồng chí Trần Quốc Vượng cho biết: những năm qua, đặc biệt là giai đoạn đất nước đổi mới, các cấp, các ngành và toàn xã hội đã nhận thức đầy đủ hơn về vai trò, tầm quan trọng của KH&CN đối với đời sống và quá trình phát triển đất nước. Đảng, Nhà nước đã có nhiều quyết sách quan trọng để phát triển KH&CN, chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Nhiều phong trào thi đua sáng tạo, nghiên cứu và ứng dụng KH&CN phục vụ cuộc sống, lao động, sản xuất và bảo vệ Tổ quốc đã thu hút đông đảo các nhà khoa học, các tầng lớp nhân dân quan tâm, hưởng ứng. Đã có hàng nghìn công trình, giải pháp KH&CN được trao giải, từng bước ứng dụng vào thực tiễn, mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển đất nước.
Năm năm qua, Sách vàng sáng tạo Việt Nam đã tôn vinh, cổ vũ các tổ chức và cá nhân có nhiều đóng góp thiết thực, hiệu quả trong hoạt động KH&CN; công bố rộng rãi các công trình, giải pháp KH&CN tiêu biểu, tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân chuyển giao công trình, giải pháp KH&CN ứng dụng vào thực tiễn; tạo động lực để đẩy mạnh phong trào sáng tạo, nghiên cứu khoa học trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và hội nhập quốc tế; phát huy năng lực sáng tạo của người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Cùng với những thành quả đã đạt được, đồng chí Trần Quốc Vượng đề nghị MTTQ Việt Nam cần tiếp tục phối hợp với Bộ KH&CN, các cơ quan liên quan, tổ chức thật tốt các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng KH&CN phục vụ cho phát triển đất nước. Đặc biệt lưu ý việc ứng dụng hiệu quả KH&CN trong sản xuất nông nghiệp; nhất là các vấn đề như sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn cho sản phẩm và môi trường, sức khỏe cho nhân dân cũng như thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt nơi dân cư.
Ngoài ra, cần tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân về vai trò, vị trí của KH&CN, thấm nhuần sâu sắc quan điểm của Đảng: “Phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; là một nội dung cần được ưu tiên tập trung đầu tư trước một bước trong hoạt động của các ngành, các cấp” , nhằm tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả, nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế và sản phẩm hàng hóa Việt Nam.
Cũng theo đồng chí Trần Quốc Vượng, cần lấy hiệu quả ứng dụng trong thực tế làm tiêu chí, thước đo để xem xét, đánh giá, tôn vinh các công trình, đề tài, giải pháp KH&CN; quan tâm lựa chọn nội dung nghiên cứu, ứng dụng KH&CN phù hợp, đáp ứng yêu cầu phát triển của mỗi địa phương, đơn vị và những vấn đề thiết thực mà xã hội quan tâm. Đồng thời đề nghị các cấp ủy, chính quyền tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện để MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên thực hiện có hiệu quả hoạt động nghiên cứu, ứng dụng KH&CN trong sản xuất và đời sống; cổ vũ, khơi dậy và phát huy cao nhất sức sáng tạo trong mỗi người dân Việt Nam, đóng góp vào sự phát triển phồn vinh của đất nước.
Nguồn từ: MOST | 8/25/2020 10:00 AM | Đã ban hành | /Shared Documents/2020-08/Anh 2(176).jpg | | Hoạt động KHCN ở địa phương: Cần quyết liệt và thực chất hơn | Hoạt động KHCN ở địa phương: Cần quyết liệt và thực chất hơn | Ngành khoa học và công nghệ (KHCN) cả nước nói chung, nhất là hoạt động KHCN ở địa phương nói riêng vẫn còn nhiều việc phải làm và làm quyết liệt hơn nữa, thực chất hơn nữa để KHCN thực sự có những đóng góp trực tiếp phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. |

Bộ trưởng Bộ KHCN Huỳnh Thành Đạt phát biểu tại Hội nghị Giám đốc Sở KHCN toàn quốc năm 2023 Bộ trưởng Bộ KHCN Huỳnh Thành Đạt nhấn mạnh như trên tại Hội nghị Giám đốc Sở KH&CN toàn quốc năm 2023 do Bộ KHCN phối hợp với UBND tỉnh Bình Định tổ chức ngày 17/3. Tại Hội nghị, đề cập đến 2 Nghị quyết rất quan trọng của Chính phủ ban hành đầu năm nay là Nghị quyết số 01/NQ-CP và Nghị quyết số 02/NQ-CP, Thứ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Hoàng Giang nhấn mạnh trong các Nghị quyết này, nội hàm về KHCN và đổi mới sáng tạo được đề cập rất nhiều, xác định KHCN và đổi mới sáng tạo là giải pháp đột phá để đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa. Đồng thời ở cả trong 2 Nghị quyết, Chính phủ cũng đã giao cho Bộ KHCN nói riêng và ngành KHCN nói chung rất nhiều nhiệm vụ phải tập trung triển khai thực hiện. Báo cáo của Bộ KHCN cho biết năm 2022, các Sở KHCN đã tham mưu cho tỉnh/thành ủy, HĐND, UBND các địa phương ban hành được 384 văn bản bao gồm các Nghị quyết, Chỉ thị, Chương trình, Kế hoạch, Đề án, Quyết định... quản lý, kế hoạch triển khai thực hiện, nhiều cơ chế chính sách có tính đột phá ở các lĩnh vực như: Thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, chính sách phát triển tài sản trí tuệ, chuyển đổi số… Công tác đầu tư tăng cường tiềm lực cho KHCN, kiện toàn tổ chức bộ máy và ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách thủ tục hành chính đã được các địa phương triển khai đồng bộ. Nhiều địa phương đã chủ động tham mưu cho tỉnh bố trí ngân sách chi cho KHCN cao hơn so với Trung ương phân bổ. Công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực KH&CN được bảo đảm, nhiều địa phương đã đẩy mạnh áp dụng truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm hàng hóa, ban hành hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn để quản lý chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh việc xác lập và thực thi quyền sở hữu trí tuệ… Hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tiếp tục được quan tâm phát triển mạnh mẽ. Có 58 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã ban hành kế hoạch triển khai Đề án 844. Hơn 20 địa phương đã và đang kết nối các nguồn lực thành lập trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; có hơn 1.000 tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp, hơn 200 không gian làm việc chung. Mạng lưới nghiên cứu khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hiện đã có hơn 400 thành viên, kết nối hơn 1.000 nhà khoa học, chuyên gia có uy tín trong và ngoài nước. Hoạt động xúc tiến phát triển thị trường KH&CN, kết nối cung cầu công nghệ, tổ chức các cuộc thi… có bước phát triển tốt. Các hoạt động này ở các đô thị lớn, trung tâm như TP. Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TPHCM, Bình Dương, Cần Thơ, Bến Tre… đã lan tỏa và thu hút hàng chục nghìn lượt người tham gia, kết nối với nhiều doanh nghiệp, đối tác nước ngoài như Hà Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Australia, các nước EU… Các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ ở các địa phương cũng tiếp tục được quan tâm thực hiện, nhiều kết quả ứng dụng tốt vào sản xuất như các quy trình công nghệ mới được áp dụng trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp chế biến, nuôi trồng thủy hải sản, khai thác phát triển nhiều nguồn gen sinh vật quý hiếm, đặc hữu, trồng và chế biến dược liệu, ứng phó với biến đổi khí hậu… Nêu thực tiễn tại địa phương, ông Lâm Hải Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho hay Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Bình Định rất chú trọng đến phát triển KHCN và đổi mới sáng tạo trên địa bàn. Tỉnh đã ban hành các Chương trình hành động về phát triển KHCN của tỉnh giai đoạn 2016-2020, 2020-2025. Qua đó, đã có nhiều kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao ứng dụng công nghệ được đưa vào sản xuất như đánh bắt, chế biến thủy hải sản; sản xuất gà giống, tôm giống; sản xuất cây giống nông, lâm nghiệp; công nghiệp chế biến, chế tạo; chuyển đổi số... góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả một số cây trồng, vật nuôi và sản phẩm hàng hóa, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân... Tỉ trọng đóng góp của năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng GRDP của tỉnh năm 2022 khoảng 41,95%. Góp phần đưa GRDP của tỉnh tăng 8,57% cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. "Tỉnh Bình Định đang tìm những giải pháp mạnh mẽ hơn để thúc đẩy việc phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo tại địa phương, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định trong thời gian tới", ông Lâm Hải Giang cho biết. Tại Hội nghị, các ý kiến cũng cho rằng hiện nay, hoạt động KHCN tại các địa phương vẫn còn trầm lắng. Việc ban hành một số văn bản quản lý nhà nước trong lĩnh vực KHCN còn chậm, một số nội dung chưa thực sự phù hợp với thực tế ở địa phương, gây khó khăn cho công tác tổ chức triển khai hoạt động KHCN và đổi mới sáng tạo, nhất là các đơn vị sự nghiệp KHCN, doanh nghiệp KHCN. Hơn nữa, các địa phương chưa có giải pháp đủ mạnh để huy động được nhiều hơn các nguồn lực xã hội đầu tư cho phát triển KH&CN, nhất là việc thực hiện các nhiệm vụ KH&CN có quy mô lớn, đầu tư tăng cường tiềm lực cho các tổ chức KH&CN. Hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ mới chỉ tập trung giải quyết một số vấn đề mang tính bức xúc trước mắt ở từng địa phương, vẫn còn thiếu các nhiệm vụ KH&CN có tính liên vùng, triển khai ở quy mô lớn. Nguồn nhân lực KHCN của địa phương chưa đáp ứng yêu cầu... 
Hội nghị trao đổi nhiều nội dung liên quan đến xây dựng bộ chỉ số đối mới sáng tạo các địa phương; tập trung khơi thông các nguồn lực để phát triển KHCN... - Ảnh: VGP/Hoàng Giang Hoàn thiện hành lang pháp lý, chính sách thuận lợi cho KHCN và đổi mới sáng tạoLắng nghe các ý kiến của các địa phương , Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt đã đề nghị các đơn vị của Bộ KHCN tiếp tục rà soát, hoàn thiện hành lang pháp lý, cơ chế chính sách thuận lợi cho hoạt động KHCN và đổi mới sáng tạo, như: Sửa đổi, bổ sung Luật KHCN năm 2013; Nghị định 70 quy định việc quản lý, sử dụng tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước, các Thông tư quản lý các nhiệm vụ KHCN cấp quốc gia. Đặc biệt, đề xuất sửa đổi, bổ sung các chính sách về tài chính, đầu tư cho KHCN... để đẩy nhanh tiến độ triển khai các chương trình KHCN cấp quốc gia, các cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo; tăng cường liên kết các mạng lưới đổi mới sáng tạo của các địa phương và ngoài nước… "Mục tiêu là làm thế nào để KHCN và đổi mới sáng tạo thực sự là giải pháp quan trọng, hiệu quả thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, các vùng cũng như của cả nước", Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt nhấn mạnh. Đối với các địa phương, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt đề nghị các Sở KH&CN khẩn trương, chủ động tham mưu cho lãnh đạo địa phương ban hành chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện các nghị quyết của Bộ Chính trị, Nghị quyết của chính phủ về phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh của các vùng. Cụ thể là, Nghị quyết 11 cho Vùng trung du và miền núi phía bắc; Nghị quyết 30 cho Vùng Đồng bằng sông Hồng; Nghị quyết 26 cho Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung; Nghị quyết 23 cho Vùng Tây Nguyên; Nghị quyết 24 cho Vùng Đông Nam Bộ và Nghị quyết 13 cho Vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh đó, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về KHCN và đổi mới sáng tạo. Huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực đầu tư cho phát triển KHCN và đổi mới sáng tạo ngang tầm với yêu cầu và nhiệm vụ được giao. Tập trung nguồn lực đẩy mạnh hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, ươm tạo công nghệ, đổi mới sáng tạo trong các tổ chức KHCN và doanh nghiệp. Tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao gắn trực tiếp với các nội dung phục vụ định hướng phát triển bền vững kinh tế - xã hội. Tăng cường đầu tư tiềm lực cơ sở vật chất, hạ tầng cho các tổ chức, doanh nghiệp KHCN. Đồng thời tăng cường hợp tác với các đại học, trường đại học, các viện nghiên cứu để đẩy mạnh hợp tác chuyển giao, ứng dụng các thành tựu KHCN tiên tiến, công nghệ cao vào sản xuất các sản phẩm chủ lực, sản phẩm có lợi thế. Đẩy mạnh liên kết, hợp tác trong nước và quốc tế về KHCN và đổi mới sáng tạo. Ngoài ra, các địa phương cần triển khai việc xây dựng bộ chỉ số đổi mới sáng tạo địa phương (cấp tỉnh). Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực KHCN; phát triển thị trường và doanh nghiệp KHCN, hoạt động KHCN cấp huyện./. Nguồn từ:https://baochinhphu.vn/hoat-dong-khcn-o-dia-phuong-can-quyet-liet-va-thuc-chat-hon-102230317140857106.htm
| 3/20/2023 11:00 AM | Đã ban hành | /Shared Documents/2023-03/6132a6080cd6d18888c7-167903633459156639499.jpg | | 10 sự kiện khoa học và công nghệ Việt Nam nổi bật năm 2021 | 10 sự kiện khoa học và công nghệ Việt Nam nổi bật năm 2021 | Ngày 28 /12/2021, Câu lạc bộ Nhà báo Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã công bố kết quả cuộc bình chọn 10 sự kiện khoa học và công nghệ nổi bật năm 2021. Đây là năm thứ 16 Câu lạc bộ Nhà báo Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức bình chọn sự kiện này. |
Lễ công bố 10 sự kiện khoa học và công nghệ nổi bật năm 2021 1. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII Đảng Cộng sản Việt Nam xác định “khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo” là một trong các đột phá chiến lược Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đưa ra 3 nhóm giải pháp đột phá chiến lược để tiếp tục phát triển đất nước nhanh và bền vững. Ở nhóm thứ 2, Nghị quyết nêu rõ: “Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; ưu tiên phát triển nguồn nhân lực cho công tác lãnh đạo, quản lý và các lĩnh vực then chốt trên cơ sở nâng cao, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện, cơ bản về chất lượng giáo dục, đào tạo gắn với cơ chế tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ nhân tài, đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng và phát triển mạnh khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam, tinh thần đoàn kết, tự hào dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Đây là lần đầu tiên, Văn kiện Đại hội Đảng xác định “khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo” là một trong các đột phá chiến lược để xây dựng và phát triển đất nước. Qua đó khẳng định, “khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo” không chỉ là động lực mà còn là trụ cột cho phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. 2. Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ 6 Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ 6 với chủ đề “Việt Nam chủ động hội nhập và phát triển bền vững”, diễn ra trong 2 ngày 28 và 29/10/2021, bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, thu hút sự tham dự của 600 nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế, trao đổi về 10 lĩnh vực trọng tâm. Hội thảo do Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và Đại học quốc gia Hà Nội phối hợp tổ chức. Ban Tổ chức hội thảo đã nhận được 730 tham luận của các học giả, chuyên gia, các nhà khoa học trong nước và quốc tế, trong đó chọn được 400 bài tham luận để đưa vào kỷ yếu và 120 báo cáo toàn văn. Các báo cáo thể hiện trên các lĩnh vực: Lịch sử, kinh tế, chính trị, quan hệ quốc tế, văn hóa, xã hội, môi trường… 3. Công trình khoa học Việt Nam giành giải đặc biệt - Giải thưởng Đổi mới sáng tạo châu Á Công trình “Phát triển và ứng dụng hệ cảm biến sinh học để xác định nhanh nồng độ chất ô nhiễm hữu cơ (BOD) và độ độc trong nước” do nhóm nghiên cứu của TS Phạm Thị Thùy Phương (thuộc Viện Công nghệ hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) thực hiện, đã giành giải đặc biệt (Best Innovation Award) của Giải thưởng Đổi mới sáng tạo châu Á (Asia Innovation Award) năm 2021. Giải thưởng vinh danh nghiên cứu của TS Phạm Thị Thùy Phương và các cộng sự vì đã tạo ra hệ nghiên cứu cảm biến sinh học cho phép xác định giá trị BOD và độc tính trong nước chính xác với hệ số biến thiên thấp, thời gian phân tích nhanh, dễ sử dụng… để xác định nhanh chất lượng nước thải. 4. Mô hình thành phố thông minh của Viettel được công nhận hiệu quả và sáng tạo nhất thế giới Ngày 26/10/2021, Ban tổ chức Giải thưởng Truyền thông thế giới (World Communication Awards) 2021 đã công bố, mô hình thành phố thông minh do Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel) phát triển là hiệu quả và sáng tạo nhất thế giới. Viettel là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất có trong danh mục đề cử và chiến thắng tại Giải thưởng này, vượt lên các tên tuổi lớn như China Telecom Global, KT Corporation, ZARIOT secured SIMs trong cùng hạng mục. Giải thưởng thành phố thông minh (The Smart Cities Award) là hạng mục nhằm tìm kiếm một giải pháp hoạt động hiệu quả và sáng tạo, đem lại lợi ích cho người dân và doanh nghiệp hướng tới cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân và tăng hiệu quả điều hành của chính quyền thành phố. 5. Công trình kè chống sạt lở bờ biển huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Công trình kè chống sạt lở bờ biển khu du lịch khu vực Làng Chài, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa được nghiệm thu và bàn giao, đưa vào sử dụng giai đoạn 3 với tổng chiều dài khoảng 1,3km. Với công nghệ mới, giải pháp kỹ thuật, sản phẩm tiên tiến, biện pháp thi công kè phù hợp của Công ty cổ phần Khoa học công nghệ Việt Nam (Busadco) đã trị được sóng, gió, dòng chảy, bảo vệ bờ một cách ổn định, bền vững, bảo đảm khả năng chống ăn mòn trong môi trường biển, đáp ứng được yêu cầu phòng chống thiên tai trong điều kiện ứng phó với biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng. Công trình đáp ứng được yêu cầu quy hoạch dự án đầu tư xây dựng các công trình kiên cố phía sau kè phải đạt cốt nền xây dựng là > +2,5m. 6. Áo hạ nhiệt, chống nóng cho nhân viên y tế phòng, chống dịch Covid-19 Tháng 6/2021, mẫu áo hạ nhiệt dành cho nhân viên y tế đã được nhóm kỹ sư Viện Ứng dụng Công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), nghiên cứu và đưa vào sản xuất thử nghiệm. Trưởng nhóm nghiên cứu là PGS Mai Anh Tuấn, hiện công tác tại Khoa Điện tử Viễn Thông - Trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội. Áo được thiết kế dạng áo gi - lê, mặc ngoài đồng phục y tế hoặc bên trong lớp áo bảo hộ y tế (PPE) để hỗ trợ làm mát cho nhân viên y tế trong quá trình làm việc, lấy mẫu bệnh phẩm hoặc điều trị người bệnh. Áo được làm từ vải không dệt, tráng Polyphenyl Ether (có tác dụng chống nước và “biết thở”). 7. “Mũ cách ly di động” Việt Nam được WIPO vinh danh Ngày 29/11/2021, tại trụ sở Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) ở Geneva, Thụy Sĩ, nhóm sáng chế “mũ cách ly di động” Vihelm gồm 3 bạn trẻ Việt Nam (Đỗ Trọng Minh Đức, Trần Nguyễn Khánh An và Nguyễn Hoàng Phúc) đã được trao tặng danh hiệu Đại sứ giới trẻ Sở hữu trí tuệ của WIPO. Vihelm được thiết kế trên nguyên lý hoạt động của mặt nạ có tên PAPR, lọc không khí với các tiêu chuẩn được toàn cầu công nhận và có độ an toàn gấp 100 lần so với khẩu trang N99.
Sản xuất mũ cách ly di động. Sản phẩm mũ Vihelm đã được đăng ký bản quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam và bảo hộ quốc tế, được Bộ Y tế Việt Nam công nhận đạt chuẩn nhóm A và được phép lưu hành trên thị trường. 8. Giáo sư, Viện sĩ Châu Văn Minh được Pháp và Belarus vinh danh Năm 2021, Giáo sư, Viện sĩ Châu Văn Minh - Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vinh dự nhận Huân chương Bắc đẩu Bội tinh của Cộng hòa Pháp và Huy chương của Viện Hàn lâm Khoa học quốc gia Belarus vì những thành tích xuất sắc trong khoa học và đóng góp không ngừng trong thúc đẩy hợp tác khoa học công nghệ với các nước này. Huân chương Bắc đẩu Bội tinh là Huân chương cao quý, lâu đời và danh giá bậc nhất của Nhà nước Pháp trao cho những cá nhân, tổ chức có đóng góp đặc biệt cho nhà nước Pháp. Giáo sư, Viện sĩ Châu Văn Minh là người Việt Nam đầu tiên hoạt động trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và công nghệ được trao Huân chương Bắc đẩu Bội tinh của nước Pháp. 9. Vải thiều Lục Ngạn và thanh long Bình Thuận được Nhật Bản cấp Bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý Ngày 16/3/2021, Bộ Nông - Lâm - Ngư nghiệp Nhật Bản đã cấp Bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với vải thiều Lục Ngạn của tỉnh Bắc Giang. Đây là sản phẩm nông sản đầu tiên của Việt Nam được cấp Bằng chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản. Việc được cấp Bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý tạo điều kiện thuận lợi cho vải thiều Lục Ngạn xuất khẩu sang Nhật Bản và mở rộng tiêu thụ vào các thị trường khác có quy định nhập khẩu khắt khe tương tự. Sau vải thiều Lục Ngạn, ngày 7/10/2021, Bộ Nông - Lâm - Ngư nghiệp Nhật Bản cấp Bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho thanh long Bình Thuận. Việc được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản có ý nghĩa khẳng định uy tín thanh long Bình Thuận vào thị trường Nhật Bản, và mở ra nhiều cơ hội mới cho việc xuất khẩu, tiêu thụ thanh long Bình Thuận ở nhiều thị trường khác nhau, nhất là tại các thị trường khó tính (châu Âu, Hàn Quốc, New Zealand…). 10. Ấn tượng TECHFEST 2021 Sau 3 tháng phát động, Chương trình “Ngày hội Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo quốc gia - TECHFEST Việt Nam 2021” đã bế mạc ngày 15/12 với những con số ấn tượng. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn ra phức tạp, triển lãm trực tuyến Techfest247 đã được ủng hộ nhiệt tình của cộng đồng, thu hút hơn 2,5 triệu lượt người tham dự trực tiếp và trực tuyến; hơn 120 sự kiện đã được tổ chức. Nền tảng Techfest 247 đã có 997 gian hàng, 711 sản phẩm đăng ký giao thương, 11.558 lượt tham quan. Đặc biệt với chuỗi hoạt động kết nối đầu tư đã hỗ trợ gần 350 startup tiếp cận hơn 100 nhà đầu tư và quỹ đầu tư trong nước, quốc tế và tổng số tiền quan tâm đầu tư là hơn 15 triệu USD. Nguồn từ: NASATI
| 12/30/2021 5:00 PM | Đã ban hành | /Shared Documents/2021-12/1.jpg | | Bảo hộ chỉ dẫn địa lý " Bạc Liêu" cho muối ăn | Bảo hộ chỉ dẫn địa lý " Bạc Liêu" cho muối ăn | Ngày 12 tháng 12 năm 2013, Cục Sở hữu trí tuệ đã ra Quyết định số 3322/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00038 cho sản phẩm muối ăn “Bạc Liêu”. Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu là Cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý này. | | 6/28/2014 11:00 AM | Đã ban hành | /Shared Documents/2014-06/image002.jpg | | Diễn đàn Việt Nam - Nhật Bản lần thứ 2 về nghiên cứu vật liệu trong nhà máy điện hạt nhân | Diễn đàn Việt Nam - Nhật Bản lần thứ 2 về nghiên cứu vật liệu trong nhà máy điện hạt nhân | Từ ngày 05-06/06/2014, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam (Viện NLNTVN) phối hợp với Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (Trường ĐHBKHN) và phía đối tác Nhật Bản, bao gồm các tổ chức như Đại học Công nghệ Tokyo, Đại học Tohoku, Đại học Nagaoka,… và các chuyên gia đến từ các công ty, Viện nghiên cứu: JINED, Hitachi, Toshiba, Mitsubishi, INSS, CRIEPI,… đã tổ chức Diễn đàn Việt - Nhật về nghiên cứu và phát triển nguồn nhân lực công nghệ hạt nhân lần thứ 2 với chủ đề nghiên cứu vật liệu trong nhà máy điện hạt nhân. Diễn đàn được tài trợ bởi Viện NLNTVN, Trường ĐHBKHN, JICC và JINED | | 6/28/2014 11:00 AM | Đã ban hành | /Shared Documents/2014-06/a1.jpg | | 16 công trình nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về KH&CN | 16 công trình nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về KH&CN | Tối ngày 15/01/2017, Lễ trao Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đợt 5 đã được Bộ KH&CN tổ chức trọng thể tại Hội trường Bộ Quốc Phòng. Đã có 9 công trình đặc biệt xuất sắc được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và 7 công trình xuất sắc được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về KH&CN đợt này. | Đến dự Lễ trao Giải thưởng có đồng chí Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng; Lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam,…; các đồng chí Lãnh đạo, nguyên Lãnh đạo các Bộ, ngành; Lãnh đạo Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Ban Thi đua Khen thưởng Trung ương. Đặc biệt có sự tham dự của các tác giả, đồng tác giả, đại diện tác giả của các công trình, cụm công trình được Giải thưởng; thành viên của Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước; Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về KH&CN; đại diện các cơ quan, tổ chức, đơn vị chủ quản của các công trình, cụm công trình khoa học được tặng Giải thưởng; các cơ quan thông tấn báo chí.
Về phía Bộ KH&CN, có đồng chí Chu Ngọc Anh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ KH&CN, Chủ tịch Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về KH&CN; các đồng chí nguyên Lãnh đạo, Lãnh đạo Bộ KH&CN; đại diện Lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ;…
Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về KH&CN là những Giải thưởng cao quý nhất trong lĩnh vực KH&CN của Đảng và Nhà nước được xét tặng cho các công trình, cụm công trình xuất sắc và đặc biệt xuất sắc, có giá trị cao về KH&CN, có tác động lớn và lâu dài trong đời sống nhân dân, góp phần quan trọng và thiết thực phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và sự nghiệp phát triển KH&CN của đất nước.
Giải thưởng được bắt đầu từ năm 1996, cho đến nay đã có 4 đợt xét tặng vào các năm 1996, 2000, 2005 và năm 2010, năm 2016 là đợt xét tặng thứ 5.
Trong số 95 công trình, cụm công trình tham gia đăng ký xét tặng Giải thưởng đợt 5 này, Chủ tịch nước đã phê duyệt quyết định tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về KH&CN cho 9 công trình, cụm công trình và tặng Giải thưởng Nhà nước về KH&CN cho 7 công trình, cụm công trình.
Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh cho rằng, các công trình được đề xuất đều là các công trình có hàm lượng khoa học rất cao và có những đóng góp tích cực không chỉ vào thực tiễn xây dựng, phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng tại Việt Nam mà còn góp phần chung cho sự phát triển của thế giới.
Cũng theo Bộ trưởng Chu Ngọc Anh, Các công trình đạt Giải thưởng lần này được xem xét thông qua hệ thống các tiêu chí đánh giá minh bạch, chặt chẽ và khoa học về nhiều phương diện, cả về giá trị khoa học, công nghệ và giá trị thực tiễn, hiệu quả kinh tế-xã hội. Triển khai công tác đánh giá, xét chọn các công trình tham dự giải thưởng năm nay có hơn 200 nhà khoa học hàng đầu của Việt Nam và quốc tế, đại diện cho các ngành lĩnh vực KH&CN trên cả nước tham gia vào 19 hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước và hội đồng Nhà nước. Các hội đồng đã làm việc với tinh thần công tâm, trung thực và hết sức khách quan để lựa chọn ra được các công trình xứng đáng nhất trong rất nhiều các công trình được đề xuất. “Đây thực sự là công việc hết sức khó khăn đối với các nhà khoa học trong việc đánh giá, vì các công trình tham dự đều là các công trình có ý nghĩa khoa học và thực tiễn rất to lớn”, Bộ trưởng nói.
Đặc biệt, trong đợt này, Giải thưởng cũng ghi nhận nhiều nhóm tác giả công trình có tuổi đời rất trẻ tham gia và có nhóm đã đạt giải thưởng đơn cử như nhóm tác giả của công trình “Nghiên cứu thiết kế chi tiết và ứng dụng công nghệ để chế tạo, lắp ráp và hạ thủy giàn khoan tự nâng ở độ sâu 90m nước phù hợp với điều kiện Việt Nam” với tuổi đời trung bình chỉ trên dưới 40 tuổi. Điều này cũng một phần chứng tỏ khả năng và năng lực của đội ngũ khoa học, kỹ thuật kế cận của đất nước, Bộ trưởng cho biết.
Phát biểu tại buổi Lễ, Chủ tịch nước Trần Đại Quang ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương, chúc mừng những thành tựu to lớn mà đội ngũ cán bộ KH&CN Việt Nam đã đạt được trong những năm vừa qua; chúc mừng các nhà khoa học, các tập thể khoa học, các tổ chức KH&CN có công trình được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về KH&CN đợt 5.
Chủ tịch nước cho rằng, dân tộc ta có truyền thống hiếu học, thông minh, sáng tạo, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Đội ngũ cán bộ KH&CN cần nhận thức sâu sắc trách nhiệm của mình đối với đất nước, dân tộc, tiếp tục kế thừa, phát huy truyền thống hiếu học, thông minh, sáng tạo của cha ông, nỗ lực phấn đấu, vươn lên trình độ KH&CN tiên tiến ở khu vực và trên thế giới, góp phần đưa đất nước ta phát triển nhanh, bền vững, “sánh vai với các cường quốc năm châu”, như sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu hằng mong muốn.
Chủ tịch nước đề nghị, Bộ KH&CN, các bộ, ban, ngành, địa phương quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện tốt chính sách đào tạo, bồi dưỡng, trọng dụng, đãi ngộ, tôn vinh đội ngũ cán bộ KH&CN, nhất là các chuyên gia giỏi, có nhiều đóng góp xây dựng quê hương, đất nước. Tạo môi trường thuận lợi, điều kiện tinh thần và vật chất để cán bộ KH&CN phát triển bằng tài năng và hưởng lợi ích xứng đáng với giá trị lao động sáng tạo của mình.
Dưới đây là một số hình ảnh tại buổi Lễ trao Giải thưởng Hồ Chi Minh, Giải thưởng Nhà nước về KH&CN:
 Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh: Các công trình được đề xuất đều là các công trình có hàm lượng khoa học rất cao Chủ tịch nước Trần Đại Quang đánh giá cao những thành tựu to lớn đội ngũ cán bộ KH&CN Việt Nam đã đạt được Chủ tịch nước Trần Đại Quang trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về KH&CN cho các tác giả, đại diện tác giả 9 công trình đặc biệt xuất sắc Chủ tịch nước Trần Đại Quang trao tặng Giải thưởng Nhà nước về KH&CN cho các tác giả, đại diện tác giả 7 công trình xuất sắc
Nguồn: MOST | 1/17/2017 11:00 AM | Đã ban hành | /Shared Documents/2017-01/08_01_16_Giải thưởng Hồ Chí Minh_3.jpg | | Chủ tịch VCCI: "CNTT phải là phương thức phát triển của kinh tế Việt" | Chủ tịch VCCI: "CNTT phải là phương thức phát triển của kinh tế Việt" | Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam nhấn mạnh, CNTT phải là phương thức phát triển của kinh tế Việt Nam chứ không chỉ là một ngành kinh tế. |  Các diễn giả tham dự Diễn đàn Thanh toán điện tử Việt Nam 2015 Sáng 16/12/2015, Diễn đàn Thanh toán điện tử Việt Nam 2015 (VEPF 2015) do Báo điện tử VnExpress và Ngân hàng Nhà nước đồng tổ chức đã được khai mạc. Chủ đề chính của diễn đàn năm nay là "Kết nối và hợp tác" nhằm thúc đẩy thanh toán điện tử, với hai nội dung thảo luận chính là "Thanh toán điện tử hỗ trợ dịch vụ công và doanh nghiệp" và "Thanh toán điện tử trước xu hướng tiêu dùng mới". Phát biểu khai mạc diễn dàn, ông Thang Đức Thắng, Tổng biên tập Báo điện tử VnExpress cho rằng, trong các mối quan tâm của xã hội hiện nay thì chuỗi thanh toán là một trong các mối quan tâm lớn nhất. Bên cạnh đó là những băn khoăn, kỳ vọng làm sao để phát triển nhanh hơn về thanh toán điện tử, hiện mới chiếm hơn 50%. Trong bối cảnh đó thì sự quan tâm của Chính phủ, các bộ ngành liên quan có ý nghĩa hết sức quan trọng. Tại diễn đàn này, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng: “Chúng ta đã biết nhiều giao dịch giữa Chính phủ, doanh nghiệp với người dân mặc dù đã đề ra từ rất lâu nhưng chưa thực hiện được. Vấn đề đặt ra là thanh toán điện tử có ích lợi không? Cả thế giới họ đã làm rồi. Ở những quốc gia phát triển, thanh toán điện tử chiếm tới 90% tổng thanh toán thì đã giúp GDP tăng khoảng 1%”. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam còn cho rằng, các điều kiện về hạ tầng kỹ thuật đã sẵn sàng, tuy nhiên, thói quen của người tiêu dùng vẫn chưa thay đổi. Bên cạnh đó, chúng ta cần có sự phối hợp, kết nối giữa tất cả các bên để Việt Nam có thể hướng tới giảm thanh toán bằng tiền mặt, tạo cơ chế khuyến khích cho thanh toán điện tử được nhiều người dùng hơn. Khuyến khích này không chỉ bắt đầu bằng giải pháp công nghệ, giảm phí dịch vụ mà còn bắt đầu bằng việc tuyên truyền để người dân hiểu và quen. Làm thế nào để thói quen đó diễn ra nhanh hơn. Thói quen thanh toán tiền mặt ảnh hưởng đến quốc kế dân sinh, nếu thay đổi nó sẽ giúp đất nước phát triển nhanh hơn. Đó còn là thước đo để thấy thế giới nhìn vào có đánh giá Việt Nam là quốc gia dân chủ, công bằng, văn minh. Phát biểu tại diễn đàn, ông Trần Tuấn Anh, Thứ trưởng Bộ Công thương cho biết, Bộ Công thương sẽ xây dựng cổng thanh toán quốc gia và tăng cường chất lượng thanh toán điện tử. Bộ Công thương sẽ đưa ra tiêu chí hệ thống thanh toán điện tử, đồng thời thúc đẩy thanh toán điện tử cả ở vùng nông thôn. Ông Nguyễn Đại Chí, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết, Ngành Thuế triển khai thuế điện tử đã giúp nâng cao chất lượng công việc tạo điều kiện tốt cho người nộp thuế. "Tôi không thể tượng tượng nổi ngành thuế sẽ như thế nào nếu không có nộp thuế điện tử. Ngành thuế đã ký nộp thuế điện tử với 37 ngân hàng trong nước và 7 ngân hàng nước ngoài. Đến nay đã có 92% doanh nghiệp nộp thuế điện tử nhưng thực tế doanh nghiệp nộp lại chưa như mong muốn", ông Nguyễn Đại Chí nói. Cũng tại diễn đàn này, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam cho rằng Việt Nam đang có 2 cuộc cách mạng. Thứ nhất, Việt Nam đã tham dự vào các hiệp định và chơi với các đối tác hàng đầu thế giới cho dù chúng ta còn kém phát triển, nhưng so với các nước láng giềng 5 - 7 năm. Cuộc cánh mạng thứ 2 là online đang mạnh mẽ ở Việt Nam. "CNTT phải là phương thức phát triển của kinh tế Việt Nam chứ không chỉ là một ngành kinh tế. Phải ứng dụng CNTT online vào trong quan hệ Chính phủ, doanh nghiệp và người dân. Quy định vào TPP thì phải theo chuẩn 100% là giao dịch online, đây cũng là chuẩn của thế giới hiện đại. Nếu sử dụng thanh toán bằng tiền mặt thì không minh bạch và không có niềm tin với các đối tác. Đây là điều kiện hội nhập và để Việt Nam chơi với các đối tác toàn cầu. Online là sự minh bạch và chống tham nhũng", ông Vũ Tiến Lộc nói. Đồng thời, nhấn mạnh, thanh toán không dùng tiền mặt là sự minh bạch bậc nhất để chống tham nhũng. Trong khi đó việc dùng tiền mặt như là thứ văn hóa của người Việt. Vậy chúng ta phải đảo lại thứ văn hóa này. Đây cũng là biện pháp kinh tế xanh.
Nguồn từ: MIC | 6/24/2016 9:00 AM | Đã ban hành | /Shared Documents/2016-06/20151228-hanh3.jpg | | Chrome 64 bit với độ bảo mật cao đang được thử nghiệm | Chrome 64 bit với độ bảo mật cao đang được thử nghiệm | Nhóm phát triển trình duyệt Chrome mới đây vừa công bố bản thử nghiệm phiên bản 64 bit với nhiều tính năng đáng giá. | Theo đó, Chrome 64 bit hứa hẹn sẽ gia tăng tốc độ duyệt web, sự ổn định cũng như tính bảo mật cao hơn so với bản 32 bit đang sử dụng hiện nay.
Bản thử nghiệm hiện đã có mặt cho người dùng dưới dạng Canary hoặc Developer (nhà phát triển), hỗ trợ HĐH Windows 7 và Windows 8, 8.1. Theo nhóm phát triển, Chrome 64 bit beta hiện đã chạy khá ổn định và sẽ công bố chính thức cho người dùng trong tương lai gần.
Chrome luôn được đánh giá là một trong những trình duyệt tốt nhất hiện nay nhờ thiết kế gọn gàng, giao diện tối ưu không gian cho duyệt web bên cạnh tốc độ và độ bảo mật khá cao. Và nếu như phiên bản 64 bit ra mắt chính thức, những tên tuổi khác như IE của Microsoft hay Firefox của Mozilla sẽ càng thêm khó khăn để cạnh tranh với trình duyệt này của Google. | 6/28/2014 11:00 AM | Đã ban hành | /Shared Documents/2014-06/56-chrome.jpg | | Số bằng độc quyền sáng chế tại Việt Nam tăng 56% trong dịch Covid-19 | Số bằng độc quyền sáng chế tại Việt Nam tăng 56% trong dịch Covid-19 | Mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, lượng đơn xử lý được trong 5 tháng đầu năm 2020 tăng 0,6% so với cùng kỳ năm 2019; số văn bằng bảo hộ cấp tăng 18,1%, trong đó số bằng độc quyền sáng chế tăng 56,7%. | 
Ông Đinh Hữu Phí, Cục trưởng Cục SHTT phát biểu tại buổi làm việc. Ông Đinh Hữu Phí, Cục trưởng Cục Sở Hữu trí tuệ (SHTT), Bộ Khoa học và Công nghệ (KH-CN) cho biết tại buổi làm việc vơi Bộ trưởng KH-CN Chu Ngọc Anh ngày 19-6 tại Hà Nội, về các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sở hữu trí tuệ trong thời gian tới. Tham dự còn có đại diện lãnh đạo các đơn vị chức năng của Bộ; lãnh đạo, cán bộ chủ chốt của Cục.
Cụ thể, về xây dựng chính sách và pháp luật, Cục đã phối hợp với các cơ quan của Bộ Công thương xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật SHTT để trình Quốc hội thông qua vào ngày 14-6-2019; triển khai xây dựng Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung Luật SHTT để thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nội luật hóa các cam kết quốc tế và giải quyết những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng; đặc biệt, đã hoàn thành việc xây dựng để trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược SHTT đến năm 2030.
Cục cũng triển khai nhiều nhiệm vụ/hoạt động cụ thể để đưa SHTT trở thành công cụ phát triển kinh tế - xã hội, cụ thể đã cấp chín giấy chứng nhận (GCN) đăng ký chỉ dẫn địa lý (CDĐL) và 280 GCN đăng ký nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận cho các sản phẩm đặc thù của địa phương trong năm 2019; triển khai Dự án “Xây dựng biểu trưng CDĐL quốc gia”, triển khai Quy chế phối hợp trong công tác xây dựng và quản lý CDĐL giữa Bộ KH-CN, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công thương; đẩy mạnh bảo hộ quyền SHTT cho các sản phẩm thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP); tích cực tham gia Chương trình thương hiệu quốc gia, các Chương trình xây dựng thương hiệu cho sản phẩm chủ lực quốc gia, ngành và địa phương và triển khai Dự án Xây dựng Mạng lưới các Trung tâm phát triển tài sản trí tuệ tại các trường đại học, viện nghiên cứu và doanh nghiệp (IP-HUB/TISC). Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đã góp phần quan trọng khuyến khích, thúc đẩy các hoạt động phát triển công nghệ và ĐMST, dần tạo dựng văn hóa SHTT trong cộng đồng xã hội.
Nhờ áp dụng đồng bộ các giải pháp, lượng đơn được xử lý trong năm 2019 tăng 51,7% so với năm 2018, trong đó, nhãn hiệu quốc gia tăng 67%, sáng chế tăng 48,7%. Số văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp cấp ra năm 2019 tăng trên 40% so với năm 2018. Mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, nhưng lượng đơn xử lý được trong 5 tháng đầu năm 2020 đạt 26.036 (tăng 0,6% so với cùng kỳ năm 2019); số văn bằng bảo hộ SHCN cấp tăng 18,1%, trong đó số Bằng độc quyền sáng chế tăng 56,7%.
Toàn cảnh buổi làm việc. Trong quan hệ quốc tế, Cục đã tham gia tích cực vào các diễn đàn, tổ chức quốc tế có nội dung hợp tác về SHTT như APEC, ASEAN, WTO và Tổ chức SHTT thế giới (WIPO) và đàm phán nội dung SHTT trong các Hiệp định thương mại quốc tế (CPTPP, EVFTA...). Đến nay, Cục có quan hệ hợp tác chặt chẽ với WIPO, với Cơ quan SHTT của các nước ASEAN. Cục có thỏa thuận hợp tác về SHTT với các Cơ quan SHTT của cả năm nước thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc và Nhóm năm Cơ quan SHTT lớn nhất thế giới (Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc), cũng như các nước đối tác truyền thống như Nga, Pháp, Lào, Cuba... và tất cả các nước trong khu vực ASEAN. Đặc biệt, Việt Nam đã được bầu giữ chức vụ Chủ tịch Đại hội đồng WIPO nhiệm kỳ 2018-2019 và đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Nhóm công tác về Hợp tác SHTT các nước ASEAN.
Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đã góp phần quan trọng khuyến khích, thúc đẩy các hoạt động phát triển công nghệ và đổi mới sáng tao (ĐMST), dần tạo dựng văn hóa SHTT trong cộng đồng xã hội. Trong giai đoạn 2010-2020, Chương trình đã hỗ trợ bảo hộ SHTT cho 118 sản phẩm chủ lực của các địa phương; hỗ trợ, tư vấn thành lập 63 tổ chức tập thể kiểm soát, quản lý sản phẩm được bảo hộ; tập huấn về SHTT cho 37.000 lượt người; đào tạo cho trên 10.000 lượt người; hỗ trợ 5.000 số phát sóng trên đài truyền hình TW và địa phương; hỗ trợ đăng ký bảo hộ 50 sáng chế cho người Việt Nam... Sự thành công của Chương trình là mô hình tham khảo đối với các tỉnh/thành phố để xây dựng và triển khai các Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của địa phương. Hiện Cục đang dự thảo Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2021-2030, báo cáo xin ý kiến Bộ trưởng để lấy ý kiến các Bộ, ngành, địa phương trước khi trình Thủ tướng xem xét, phê duyệt.
Dù đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ, nhưng theo ông Đinh Hữu Phí, hoạt động của Cục vẫn còn những vướng mắc nhất định trong công tác xây dựng Luật SHTT, việc triển khai Chiến lược SHTT, công tác thẩm định đơn và cấp văn bằng bảo hộ SHCN, nhiệm vụ quản lý nhà nước về SHTT và phát triển tài sản trí tuệ để đưa tài sản trí tuệ thành công cụ phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là cơ chế tự chủ tài chính đối với Cục...
Phát biểu chỉ đạo, Bộ trưởng Chu Ngọc Anh ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực và kết quả Cục SHTT đạt được trong các lĩnh vực xây dựng chính sách, pháp luật, hợp tác và hội nhập quốc tế cũng như công tác xử lý đơn. Đặc biệt là Cục đã chủ trì xây dựng thành công Chiến lược SHTT đế năm 2030 để định hướng sự phát triển của hệ thống SHTT nước ta và hoạt động của Cục trong giai đoạn tới, đưa SHTT thực sự trở thành công cụ phục vụ KH, CN và ĐMST cũng như phát triển KT-XH của đất nước. Tuy nhiên, Bộ trưởng lưu ý, nhiều chính sách vĩ mô của đất nước đang thay đổi, sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động của Cục, Cục cần xác định rõ nhiệm vụ trong thời gian tới, đặc biệt là việc đổi mới hoạt động bộ máy cho phù hợp với chính sách chung của đất nước. Tăng cường trang thiết bị CNTT, cơ sở hạ tầng để phục vụ tốt nhất yêu cầu của công việc.
Bộ trưởng yêu cầu Cục và các đơn vị có liên quan khẩn trương xây dựng Kế hoạch xây dựng Luật SHTT (sửa đổi), khẩn trương triển khai các nội dung của Chiến lược SHTT để đạt được các mục tiêu đề ra, cũng như nghiên cứu các biện pháp rút ngắn thời gian xử lý đơn SHCN.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng yêu cầu Cục nghiên cứu mô hình tổ chức và hoạt động cho phù hợp với tinh thẩn Nghị quyết số 18-NQ/TW của Đảng về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, cũng như sự thay đổi về cơ chế, chính sách tài chính của Nhà nước.
Nguồn từ: MOST | 6/29/2020 5:00 PM | Đã ban hành | /Shared Documents/2020-06/1hp.jpg | | Bộ Thông tin và Truyền Thông tổ chức Ngày Sách Việt Nam lần thứ 2 | Bộ Thông tin và Truyền Thông tổ chức Ngày Sách Việt Nam lần thứ 2 | Sáng 17/4/2015, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức lễ khai mạc “Ngày Sách Việt Nam lần thứ 2” tại Công viên Thống Nhất, Hà Nội.
| Tham dự lễ Khai mạc có Ông Vũ Đức Đam – Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; Ông Nguyễn Bắc Son – Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; ông Mai Văn Ninh – Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Ông Nông Quốc Tuấn - Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Dân tộc; Ông Trương Minh Tuấn – Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; Ông Đỗ Quý Doãn – Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam; Ông Chu Xuân Hoà – Cục trưởng Cục Xuất bản, Trưởng ban Tổ chức, cùng đông đảo các Nhà xuất bản, Nhà sách và bạn đọc.
Ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg chọn ngày 21/4 hàng năm là Ngày Sách Việt Nam nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, nâng cao nhận thức của nhân dân về ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng của việc đọc sách đối với việc nâng cao kiến thức và kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người.
Ngày Sách Việt Nam lần thứ 2 diễn ra trong bối cảnh chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước như: 40 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; 125 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; 70 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9; chào mừng Đại hội Đảng các cấp, hướng tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII.
Ông Vũ Đức Đam - Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ đánh trống khai mạc Ngày hội Ngày Sách Việt Nam năm nay được tổ chức với sự tham gia của 100 nhà xuất bản, công ty sách, nhà sách, sách được trưng bày, sắp xếp theo mô hình với các chủ đề bám sát nhiệm vụ chính trị trọng tâm của đất nước năm 2015. Bên cạnh việc trưng bày, bán sách, Ngày Sách còn diễn ra các hoạt động sự kiện khác như: Hội thảo, toạ đàm về sách, các buổi diễn thuyết, giao lưu tác giả - tác phẩm, giới thiệu sách hay, sách mới.
Cũng trong khuôn khổ Ngày hội, còn có các chương trình hoạt động hướng tới lợi ích cộng đồng mang ý nghĩa xã hội tích cực như: các đơn vị tham gia Ngày hội đã trích một phần lợi nhuận bán sách để ủng hộ cho Quỹ trò nghèo vùng cao, cho các cán bộ chiến sỹ đang làm nhiệm vụ ở biên giới, hải đảo, xây dựng nhà nội trú cho học sinh tiểu học ở miền núi, vùng sâu, vùng xa; thu nhận sách cho chương trình sách hoá nông thôn…
Ngày Sách Việt Nam lần thứ 2 diễn ra từ ngày 17/4 đến 21/4/2015 tại Công viên Thống Nhất, Hà Nội. Hình ảnh cùng sự kiện:
Nguồn từ: Thư viện Quốc gia Việt Nam
| 4/21/2015 12:00 PM | Đã ban hành | /Shared Documents/2015-04/2015-04-17-ngay-sach-vn-01.jpg | | Ngày Tiêu chuẩn Thế giới 14/10/2016: Tiêu chuẩn tạo dựng lòng tin | Ngày Tiêu chuẩn Thế giới 14/10/2016: Tiêu chuẩn tạo dựng lòng tin | Tiêu chuẩn kết nối chúng ta bằng các phương thức truyền thông, quy phạm thực hành và khuôn khổ hợp tác tin cậy. Thông qua việc đưa ra cách hiểu chung về những khía cạnh tương hỗ của truyền thông hay giao dịch, tiêu chuẩn trở nên thiết yếu cho hoạt động giao thương cùng có lợi và nguồn lực gia tăng hiệu quả cho thương mại quốc tế. |
Mọi tương tác xã hội cần dựa trên việc cùng tôn trọng các bộ quy tắc, khái niệm hoặc ý nghĩa cơ bản - tiêu chuẩn quốc tế hệ thống hóa các quy tắc này để đảm bảo mọi người đều có thể tiếp cận được.
Sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế được mang trên mình một biểu tượng tin cậy về chất lượng, an toàn, khả năng tương thích. Tiêu chuẩn khẳng định tính đa dạng của thế giới liên kết, tạo nên sự thống nhất trên các phương diện chung mà ở đó chúng ta cần chắc chắn rằng mình đang trao đổi về cùng một điều khoản./.
Nguồn từ: MOST | 10/7/2016 3:00 PM | Đã ban hành | /Shared Documents/2016-10/tchuantgioi.jpg | | Khánh thành Trung tâm tích hợp dữ liệu khoa học và công nghệ trong Khu lưu niệm Giáo sư - Viện sĩ Trần Đại Nghĩa | Khánh thành Trung tâm tích hợp dữ liệu khoa học và công nghệ trong Khu lưu niệm Giáo sư - Viện sĩ Trần Đại Nghĩa | Nhằm chào mừng Ngày khoa học và công nghệ Việt Nam 18/5 và góp phần đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến thông tin, tri thức KH&CN tới cộng đồng, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu khoa học và công nghệ trong khuôn viên Khu lưu niệm GS.VS. Trần Đại Nghĩa tại xã Tường Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. | 
Khu lưu niệm GS.VS. Trần Đại Nghĩa và Trung tâm tích hợp dữ liệu đã chính thức khánh thành ngày 18/5/2015 với sự tham dự của đồng chí Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban bí thư T.Ư Đảng và đồng chí Nguyễn Quân, Ủy viên T.Ư Đảng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ. Trung tâm tích hợp dữ liệu KH&CN là quà tặng có ý nghĩa của Bộ Khoa học và Công nghệ trong khuôn khổ hợp tác KH&CN giữa Bộ và UBND tỉnh Vĩnh Long. Nhiệm vụ này được Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Vĩnh Long trực tiếp phối hợp triển khai.
Việc xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu nhằm tạo ra nền tảng dữ liệu đầy đủ, thật sự sinh động về thân thế, sự nghiệp của GS. VS., đặc biệt về hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của GS; xây dựng một hệ thống thông tin tích hợp dữ liệu KH&CN hiện đại, phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập, phát triển KT-XH, xây dựng nông thôn mới, giáo dục truyền thống yêu nước, yêu khoa học và công nghệ cho nhân dân trong và ngoài tỉnh, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Ảnh: Đ/c Lê Hồng Anh và đ/c Nguyễn Quân kéo vải phủ khai trương Trung tâm tích hợp dữ liệu KH&CN GS.VS. Trần Đại Nghĩa là nhà khoa học tiên phong trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, là người vừa trực tiếp làm khoa học vừa đặt nền móng kiến tạo và phát triển nền KH&CN Việt Nam. GS.VS. Trần Đại Nghĩa có những công trình khoa học có ý nghĩa thực tiễn rất quan trọng, đóng góp lớn trong hai cuộc kháng chiến cứu nước của dân tộc, từ súng không giật trong kháng chiến chống Pháp đến thiết bị rà phá thủy lôi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
GS.VS. Trần Đại Nghĩa quê ở xã Chánh Hiệp, quận Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Ông là nhà khoa học đầu tiên được phong quân hàm cấp tướng trong Quân đội Nhân dân Việt Nam. GS.VS. Trần Đại Nghĩa cũng là người đứng đầu nhiều cơ quan quan trọng của ngành KH&CN Việt Nam và Bộ Quốc phòng. Ông là Viện trưởng Viện KH&CN đầu tiên của Việt Nam nay là Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, 12 năm làm chủ nhiệm Ủy Ban Khoa học - Kỹ thuật Nhà nước nay là Bộ Khoa học và Công nghệ.
Thư viện điện tử trực tuyến về GS. VS. Trần Đại Nghĩa Tại Khu lưu niệm, ngoài các hiện vật của Giáo sư - Viện sĩ Trần Đại Nghĩa sẽ có Thư viện điện tử trực tuyến về cuộc đời của Giáo sư, các công trình được nghiên cứu và thực hiện để có thể trình chiếu, cung cấp những thông tin sinh động về thân thế, sự nghiệp của Giáo sư, phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập, giáo dục truyền thống cho nhân dân.
Ảnh: Màn hình 3D độ phân giải cao 84 inch phục vụ trình chiếu phim khoa học
Công tác sưu tập tài liệu về về thân thế, sự nghiệp và các công trình nghiên cứu của Giáo sư, Viện sĩ đã được Cục Thông tin KH&CN quốc gia phối hợp với các cơ quan hữu quan tiến hành khẩn trương và chuyên nghiệp. Cục Thông tin KH&CN quốc gia đã tổ chức liên hệ thu thập tư liệu tại các cơ quan Giáo sư - Viện sĩ đã từng công tác như: Bộ Quốc phòng, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Bộ Công thương, Đại học Bách khoa Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ, Liên hiệp hội KH&KT Việt Nam. Ngoài ra, để thu thập được đầy đủ nguồn tư liệu về Giáo sư - Viện sĩ, Cục Thông tin KH&CN quốc gia đã liên hệ và làm việc với Cục Văn thư lưu trữ nhà nước, Thư viện Quốc gia, Đài truyền hình Việt Nam, gia đình của Giáo sư - Viện sĩ,...
Ảnh: hệ thống máy tính hiện đại phục vụ tra cứu thông tin KH&CN
Các tư liệu được tập trung thu thập là bản chính hoặc bản sao của các bài viết, ảnh chụp, công trình nghiên cứu, sách, báo, hiện vật, thiết bị nghiên cứu,.... Với tình cảm tốt đẹp và sự kính trọng đối với một nhà đại trí thức của dân tộc, tất cả các cơ quan liên quan đã hợp tác và hỗ trợ hết mình trong việc cung cấp tài liệu. Kết quả đã thu thập được 868 tài liệu. Toàn bộ các tài liệu này đã được xử lý, loại bỏ trùng lặp và số hóa đưa vào thư viện điện tử với trên 500 mục tài liệu, gồm 9 cuốn sách; 127 bài báo, tạp chí; 29 Bút ký và bút tích của GS.VS.; 96 Bài trích sách; 198 ảnh; 12 phim về GS.VS..
Ảnh: Màn hình cảm ứng 46 inch đặt tại Phòng trưng bày hiện vật của Khu lưu niệm Cho tới thời điểm này, thư viện điện tử về thân thế, sự nghiệp của GS.VS. Trần Đại Nghĩa là bộ sưu tập dữ liệu lớn nhất về GS. VS.. Đây là việc làm thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, tôn vinh, tri ân GS.VS. Trần Đại Nghĩa – nhà khoa học anh hùng, tạo điều kiện cho những người không có cơ hội trực tiếp đến Khu lưu niệm vẫn có được thông tin đầy đủ về GS.VS. Trần Đại Nghĩa.
Trung tâm tích hợp dữ liệu KH&CN
Trung tâm tích hợp dữ liệu nằm trong Khu lưu niệm có diện tích khoảng 250m2 bao gồm phòng đọc thư viện, hệ thống máy chủ và máy tính nối mạng tốc độ cao, các thiết bị đa phương tiện hiện đại, kho tài liệu (hàng nghìn sách, tạp chí KH&CN trong nước và thế giới) và một số phòng chức năng. Bên cạnh các hiện vật và tài liệu sách, tạp chí in truyền thống của Khu lưu niệm, Trung tâm tập trung triển khai tích hợp các tài liệu số và đa phương tiện. Đặc biệt, Trung tâm còn là đầu mối truy cập tới các thư viện điện tử về KH&CN hàng đầu trong nước và quốc tế, phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập và sản xuất kinh doanh của nhân dân trong và ngoài tỉnh Vĩnh Long.
Ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Quân sử dụng thiết bị công nghệ cao để tra cứu thông tin Ngoài thư viện điện tử về thân thế, sự nghiệp và các công trình nghiên cứu của GS.VS. Trần Đại Nghĩa, Trung tâm tích hợp dữ liệu còn tập hợp nhiều bộ sưu tập có giá trị về KH&CN, bao gồm:
- Thư viện điện tử tổng hợp phục vụ phát triển nông thôn mới vùng đồng bằng sông Cửu Long. Với 300.000 mục tài liệu và 1.000 phim khoa học đã được số hóa, thư viện cung cấp các tri thức cần thiết phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn, hướng dẫn cụ thể việc trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, chế biến nông sản, bảo quản thực phẩm.
- Thư viện điện tử các bài tạp chí KH&CN trong nước tập hợp trên 150.000 bài đăng trên các tạp chí KH&CN có uy tín tại Việt Nam. Đây là nguồn tài liệu tham khảo toàn văn cơ bản và đầy đủ nhất bằng tiếng Việt cho các nhà khoa học tiến hành công tác nghiên cứu và phát triển, ứng dụng KH&CN vào sản xuất và đời sống.
- Thư viện điện tử các CSDL KH&CN quốc tế tập hợp nhiều CSDL nổi tiếng thế giới như Springer, Proquest, IEEE, Taylor&Francis, Web of Science,… với trên 30.000 đầu tên tạp chí, trên 20 triệu bài tạp chí toàn văn, mang đến cho bạn đọc những kết quả nghiên cứu mới nhất trên thế giới, tiêu biểu là:
* Proquest Central là bộ cơ sở dữ liệu lớn bao gồm 25 cơ sở dữ liệu đa ngành, xử lý trên 19.000 tạp chí, trong đó hơn 13.000 tạp chí toàn văn. Dữ liệu của Proquest Central bao quát trên 160 lĩnh vực chủ đề khác nhau thuộc các ngành khoa học nòng cốt như: Kinh tế - kinh doanh, Y học, Công nghệ, Khoa học xã hội…Ngoài ra, Proquest Central còn cung cấp toàn văn của 56.000 luận văn trong các lĩnh vực tâm lý học, kinh doanh, khoa học vật lý, y tế, giáo dục…và đưa ra các thông tin cô đọng về kinh tế, kinh doanh thông qua các báo cáo từ hàng trăm ngành công nghiệp tại 90 quốc gia, cung cấp 43.000 hồ sơ doanh nghiệp, thu thập trên 1.000 tài liệu hội nghị và 1.300 tờ báo quốc tế, bao gồm cả những tờ báo hàng đầu của Mỹ như The Wall Street Journal…
* SpringerLink là một trong các nguồn tin điện tử hàng đầu thế giới, chứa các ấn phẩm của nhà xuất bản Springer, bao gồm hơn 2.700 tên tạp chí khoa học và công nghệ thuộc các lĩnh vực như: các ngành kỹ thuật, hóa học, khoa học vật liệu, khoa học máy tính, y học... Ngoài ra bạn đọc có thể xem toàn văn trên 6.000 cuốn sách do nhà xuất bản Springer xuất bản.
* Ebrary là cơ sở dữ liệu toàn văn sách điện tử về khoa học và công nghệ với hơn 36.000 tên sách điện tử toàn về các lĩnh vực như khoa học tự nhiên, công nghệ, khoa học xã hội, nông nghiệp, y học; khoa học quân sự, khoa học thông tin - thư viện, giáo dục, nghệ thuật, địa lý, nhân chủng học, văn học, ngôn ngữ, luật,...
* Credo Reference là CSDL tra cứu, tham khảo trực tuyến đa ngành, đa lĩnh vực được tổng hợp từ nguồn dữ liệu của nhiều nhà xuất bản khác nhau, với hàng trăm bộ bách khoa thư, từ điển, cẩm nang, sách tra cứu đa ngành và chuyên ngành, bao trùm tất cả các lĩnh vực từ khoa học, công nghệ, y-dược học, kinh tế, ngoại giao, nông, lâm nghiệp, luật học, tâm lý học đến lịch sử, văn học và nghệ thuật, v.v… Credo Reference cho phép truy cập tới hơn 500 bộ dữ liệu toàn văn từ hơn 80 nhà xuất bản uy tín trên thế giới, với tính chính xác và mức độ tin cậy cao. Bộ sưu tập Credo Reference hiện tại cho phép tra cứu và sử dụng thông tin về trên 3 triệu đầu mục dữ liệu về các lĩnh vực khoa học và công nghệ khác nhau; 200.000 tệp âm thanh số hóa; 40.000 tranh ảnh nghệ thuật, khoa học, y học; và 90.000 tập bản đồ về các địa danh, đặc điểm địa lý trên toàn thế giới.
Ảnh: Một góc trung tâm tích hợp dữ liệu
Ảnh: Đ/c Lê Xuân Định, Cục trưởng Cục Thông tin KH&CN quốc gia, trao quà của cán bộ, nhân viên Bộ Khoa học và Công nghệ cho Trung tâm tích hợp dữ liệu
Sau khi đi vào hoạt động, tại Trung tâm tích hợp dữ liệu sẽ tiến hành nhiều hoạt động như trình chiếu các bộ phim sưu tập về thân thế, sự nghiệp GS.VS. Trần Đại Nghĩa; giới thiệu về khu lưu niệm; trình chiếu phim khoa học, tìm hiểu thế giới, v.v... Đây sẽ là một địa chỉ tham quan, sinh hoạt văn hóa thường xuyên của lớp trẻ, phát huy truyền thống, khơi dậy niềm đam mê nghiên cứu khoa học, là minh chứng cho vai trò của KH&CN với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đúng như mong muốn của GS.VS. Trần Đại Nghĩa đối với quê hương mình
Nguồn từ: NASATI | 5/22/2015 8:00 AM | Đã ban hành | /Shared Documents/2015-05/KhutuongniemTĐNghia.jpg | | Lễ phát hành đặc biệt bộ tem “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương – Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” và Khai mạc Ngày Sách Đất Tổ năm 2015 | Lễ phát hành đặc biệt bộ tem “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương – Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” và Khai mạc Ngày Sách Đất Tổ năm 2015 | Sáng 23/4/2015, tại Phú Thọ, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức Lễ phát hành đặc biệt bộ tem bưu chính “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương – Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” và khai mạc Ngày Sách Đất Tổ năm 2015. Đây là một trong các sự kiện chính trong Chương trình tổng thể các hoạt động Lễ hội Đền Hùng năm Ất Mùi – 2015. Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thành Hưng tham dự. | Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã trở thành bản sắc văn hóa, đạo lý truyền thống của người Việt Nam, thể hiện lòng biết ơn của các thế hệ con cháu với công đức của tổ tiên trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Việc phát hành bộ tem “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” trong dịp giỗ Tổ không chỉ là là dịp để giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng mà còn góp phần đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa trên vùng đất Phú Thọ. Đây cũng là dịp quan trọng để quảng bá ra thế giới về một di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đã tồn tại hàng nghìn năm và trở thành đạo lý truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Cùng sự kiện, Ngày Sách Đất Tổ năm 2015 diễn ra với một loạt các hoạt động tiêu biểu như: Trưng bày, triển lãm sách, báo, tư liệu về hát Xoan, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Đại thắng mùa xuân năm 1975 nhằm hun đúc tình yêu quê hương, đất nước, giáo dục tinh thần yêu nước, truyền thống chống ngoại xâm, đồng thời xây dựng và phát triển phong trào đọc sách, văn hoá đọc trong các tầng lớp nhân dân, hướng tới xây dựng một xã hội học tập, tôn vinh, khẳng định vai trò, vị trí và tầm quan trọng của sách, báo trong đời sống xã hội; Thi vẽ tranh theo sáchvới chủ đề “Thời đại Hùng Vương qua tranh của em” đã giúp các em thoả sức tưởng tượng và sáng tạo, vẽ nên những nhân vật, những cảnh vật quê hương mà các em yêu thích; Giao lưu, toạ đàm giữa nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm với các em học sinh, sinh viên về sách với chủ đề “Xây dựng thói quen đọc sách trong gia đình, nhà trường và xã hội”.
Hình ảnh cùng sự kiện:
Ông Nguyễn Thành Hưng – Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông phát biểu giới thiệu và công bố phát hành bộ tem 
Nghi thức ký phát hành đặc biệt bộ tem bưu chính “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương – Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”
 Ông Nguyễn Thành Hưng – Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông tặng Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ bộ tem "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại"
Các đại biểu tham quan triển lãm
Các đại biểu tham quan triển lãm
Thi vẽ tranh theo sách “Thời đại Hùng Vương qua tranh của em”
Nguồn từ: Thư viện quốc gia việt nam | 4/28/2015 11:00 AM | Đã ban hành | /Shared Documents/2015-04/jvnews_200x150.jpg | | Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2015: 18 sản phẩm trong lĩnh vực Công nghệ thông tin – Truyền thông lọt vào vòng chung khảo | Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2015: 18 sản phẩm trong lĩnh vực Công nghệ thông tin – Truyền thông lọt vào vòng chung khảo | Sáng 10/11/2015, Lễ công bố kết quả Sơ khảo Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2015 đã diễn ra tại toà nhà VNPT, 57 Huỳnh Thúc Kháng, Hà Nội với sự tham dự của Hội đồng Ban Giám khảo, Ban Tổ chức cùng đông đảo cơ quan thông tấn báo chí, phát thanh và truyền hình Trung ương.
| Tiếp bước thành công của những năm trước, Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2015 đã tiếp tục thu hút được sự tham gia của nhiều đối tượng thí sinh trong và ngoài nước, với số lượng cũng như chất lượng sản phẩm ngày càng tăng và có tính ứng dụng cao trong cuộc sống. Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2015 tiếp tục là một sân chơi rộng mở với những cơ hội chứng minh sức mạnh của trí tuệ và sự sáng tạo cho những nhân tài của Đất nước trong các lĩnh vực. Đây cũng chính là cánh cửa đưa nhiều sản phẩm có tiềm năng ứng dụng được phục vụ đời sống xã hội.

Năm nay, Giải thưởng Nhân tài Đất Việt lĩnh vực Công nghệ thông tin (CNTT) có tổng cộng 210 sản phẩm tham dự, trong đó 25 sản phẩm thuộc hệ thống Sản phẩm CNTT thành công; 132 sản phẩm tham dự thuộc nhóm hệ thống sản phẩm CNTT Triển vọng và hệ thống sản phẩm ứng dụng trên thiết bị di động là 53 sản phẩm. Ban Tổ chức Giải thưởng đã thành lập Hội đồng sơ khảo bao gồm các giáo sư, chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực CNTT-TT, trong đó Chủ tịch Hội đồng Sơ khảo là TS. Nguyễn Long- Tổng Thư ký Hội Tin học Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Chung khảo là GS.VS. Nguyễn Văn Hiệu.
Ngày 07/11, vòng Sơ khảo Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2015 đã diễn ra tốt đẹp và đảm bảo lựa chọn được những sản phẩm xứng đáng nhất đề cử cho Hội đồng Chung khảo.
Từ ngày 11/11 đến 17/11, Hội đồng Chung khảo sẽ đi thực tế đánh giá chất lượng và thực tế triển khai hoạt động, tính khả thi của các sản phẩm vào chung khảo để có cái nhìn khách quan và đánh giá một cách chính xác nhất sản phẩm dự thi. Ngày 18/11, các thí sinh vượt qua vòng sơ khảo nội dung CNTT sẽ có mặt tập trung tại Hà Nội và lần lượt thuyết trình, bảo vệ sản phẩm trước Hội đồng Chung khảo.
Năm nay, Ban Tổ chức gồm: Báo điện tử Dân trí là Trưởng Ban Tổ chức, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) tiếp tục là đơn vị đồng tổ chức và tài trợ chính cho Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2015, dưới sự Bảo trợ của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các với đơn vị tài trợ tiềm năng khác, bao gồm: Tập đoàn Vingroup, Tập đoàn Sun Group, Tập đoàn Tân Hoàng Minh, Công ty cổ phần Dược phẩm Eco, Ngân hàng Vietcombank, Ngân hàng An Bình, Hàng không Jetstar.
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt do Hội Khuyến học Việt Nam khởi xướng, được sự hỗ trợ của VTV, Báo điện tử Dân trí và VNPT đồng tổ chức đã bước vào năm thứ 11 (2005-2015). Với quy mô, tầm vóc và uy tín của một Giải thưởng lớn mang tầm quốc gia đã được khẳng định trong suốt 10 năm qua, Nhân tài Đất Việt đã thực sự trở thành một bệ phóng vững chắc cho các tài năng Việt, cho các doanh nghiệp đang trên đà phát triển.
Bước sang năm thứ 11, Giải thưởng bước sang một chặng đường phát triển mới vững chãi hơn, tiếp tục thắp lên những ngọn lửa yêu khoa học, yêu công nghệ và tôn vinh những tài năng đích thực của Việt Nam trong các lĩnh vực: Công nghệ thông tin, Khoa học Công nghệ, Y dược và Môi trường.
Xuyên suốt chương trình họp báo, đại diện Ban Tổ chức, Ban Giám khảo và Nhà tài trợ chính VNPT sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc của phóng viên báo chí về Giải thưởng năm thứ 11.
Lễ trao Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2015 sẽ được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV2- Đài Truyền hình Việt Nam vào lúc 20h00 ngày 20/11/2015 và được truyền hình trực tuyến trên Báo Điện tử VnMedia (http://vnmedia.vn).
GIẢI THƯỞNG TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN:
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2015 trong lĩnh vực CNTT có 03 hệ thống sản phẩm dự thi chính: * Sản phẩm CNTT Thành công * Sản phẩm CNTT Triển vọng * Sản phẩm CNTT Ứng dụng trên thiết bị di động Khi tham gia dự thi các hệ thống sản phẩm này, các thí sinh ở mỗi hệ thống sản phẩm sẽ có cơ hội nhận được 01 giải Nhất trị giá 100 triệu đồng, 01 giải Nhì trị giá 50 triệu đồng và 01 giải Ba trị giá 30 triệu đồng cùng phần thưởng của các đơn vị tài trợ. GIẢI THƯỞNG TRONG LĨNH VỰC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ: Giải thưởng Khoa học Công nghệ được tặng cho tác giả hoặc tập thể tác giả công trình hoặc cụm công trình nghiên cứu xuất sắc đã được ứng dụng vào thực tiễn đạt được hiệu quả kinh tế-xã hội có ý nghĩa lớn. Giải thưởng trị giá 100 triệu đồng. GIẢI THƯỞNG TRONG LĨNH VỰC Y DƯỢC: Giải thưởng trong lĩnh vực Y dược được tặng cho tác giả hoặc tập thể tác giả công trình hoặc cụm công trình nghiên cứu xuất sắc về Y dược đã được ứng dụng vào thực tiễn đạt được hiệu quả cao trong khám chữa bệnh và và có ý nghĩa kinh tế - xã hội lớn. Giải thưởng trị giá 100 triệu đồng. GIẢI THƯỞNG TRONG LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG: Giải thưởng Bảo vệ môi trường được tặng cho tập thể hoặc tổ chức trong cộng đồng dân cư (có thể là tập thể các thành viên của hội quần chúng, tập thể các học sinh hoặc sinh viên, thành viên câu lạc bộ…) doanh nghiệp hoặc cơ quan (gọi tắt là tập thể) hoặc cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động bảo vệ môi trường, xây dựng thành công khu dân cư xanh. Có ba mức Giải thưởng: Giải nhất trị giá 100 triệu đồng, Giải nhì trị giá 50 triệu đồng và Giải ba trị giá 30 triệu đồng.
|
Nguồn: MOST | 11/12/2015 9:00 AM | Đã ban hành | /Shared Documents/2015-11/11-11_GiaithuongNhantaiDatViet.jpg | | Hội thảo INASP: Tăng cường liên kết hỗ trợ nghiên cứu (WTSR) | Hội thảo INASP: Tăng cường liên kết hỗ trợ nghiên cứu (WTSR) | Sáng ngày 24/03/2016, tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM), Cục Thông tin KH&CN Quốc gia (Cơ quan điều phối của Liên hợp Thư viện Việt Nam về Nguồn tin KH&CN) và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. HCM, phối hợp tổ chức Hội thảo “Tăng cường liên kết hỗ trợ nghiên cứu” (WTSR). Sự kiện này nằm trong khuôn khổ hợp tác giữa Mạng Ấn phẩm Khoa học và Công nghệ Quốc tế (INASP) và Liên hợp Thư viện Việt Nam về Nguồn tin KH&CN. Hội thảo được diễn ra nhằm mục đích tạo điều kiện để các nhóm đối tượng trao đổi về nhu cầu, ưu tiên trong hoạt động thông tin hỗ trợ nghiên cứu và cùng nhau đưa ra giải pháp xử lý những vướng mắc liên quan tới hệ thống thông tin hỗ trợ nghiên cứu/vòng trao đổi thông tin. |
TS. Lê Xuân Định, Cục trưởng Cục Thông tin KH&CN Quốc gia, phát biểu tại Hội thảo
Tham dự Hội thảo có: TS. Lê Xuân Định, Cục trưởng Cục Thông tin KH&CN Quốc gia; TS. Ngô Thị Phương Lan, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. HCM; TS. Nguyễn Hồng Sinh, Trưởng khoa Thông tin thư viện, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. HCM; và 28 học viên là cán bộ thư viện, nhà nghiên cứu, cán bộ công nghệ thông tin, cán bộ quản lý trường đại học, cán bộ thuộc các bộ/ngành, đại diện các liên hợp thư viện và cán bộ thuộc các nhóm đối tượng tiềm năng khác.
 TS. Ngô Thị Phương Lan, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. HCM, phát biểu tại Hội thảo
Hội thảo diễn ra trong 2 ngày (24 và 25/3/2016) theo hình thức các phiên thảo luận phân tích vấn đề và tìm kiếm giải pháp để tăng cường kết nối các chủ thể chính trong hệ thống thông tin hỗ trợ nghiên cứu.
Các hệ thống nghiên cứu mạnh (xét trên khía cạnh khả năng truy cập, hiển thị, sử dụng…) phụ thuộc vào sự gắn kết chặt chẽ và phối hợp hoạt động giữa nhiều nhóm đối tượng. Tuy nhiên, trên thực tế, những nhóm này lại thường hoạt động tương đối độc lập. Do vậy, Hội thảo WTSR là cơ hội để cán bộ thư viện và nhà nghiên cứu tìm hiểu rõ hơn về vai trò của nhau và của những nhóm đối tượng liên quan tiềm năng như cán bộ công nghệ thông tin, cán bộ quản lý tại các trường đại học, đại diện Liên hợp Thư viện Việt Nam về Nguồn tin KH&CN, Mạng nghiên cứu và đào tạo quốc gia và các hiệp hội thư viện, và cán bộ tại các bộ, ban, ngành.
Thông qua Hội thảo, đại biểu tham dự sẽ có cơ hội: trở thành nhân tố tích cực trong việc phát triển hệ thống thông tin hỗ trợ nghiên cứu, nắm vững cách giải quyết vấn đề một cách toàn diện, hiểu biết sâu sắc hơn về mối liên kết giữa các chủ thể, mục tiêu và các hoạt động tiềm năng để có thể đưa ra các giải pháp thực tế; nhận diện, phân tích và sắp xếp thứ tự ưu tiên các vấn đề nổi cộm trong hệ thống thông tin hỗ trợ nghiên cứu; nắm được cách đặt vấn đề và cách sử dụng phương pháp “Cây Phân tích vấn đề” để phân tích nguyên nhân chính và tác động của các vấn đề này; giải quyết vấn đề đã được phân loại mức độ ưu tiên và kiểm tra để từ đó đưa ra các giải pháp tối ưu (Cụ thể, có thể đo lường, có thể đạt được, mang tính khả thi, kịp thời); nắm vững cách tiến hành phương pháp “phân tích trường lực” để nhận diện các yếu tố thuận lợi và thách thức khi tiến hành thay đổi; xây dựng kế hoạch hành động giải quyết vấn đề tại thư của mình. Nguồn từ: NASATI | 3/25/2016 9:00 AM | Đã ban hành | /Shared Documents/2016-03/1.jpg | | “Không nên ràng buộc nhà khoa học trẻ bằng quy định hành chính” | “Không nên ràng buộc nhà khoa học trẻ bằng quy định hành chính” | Một trong những điểm nhấn nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2015 là tạo động lực cho các nhà khoa học trẻ, thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp phát triển. Đây được xem là một trong những lực lượng quan trọng thúc đẩy nền kinh tế dựa trên khoa học và công nghệ. Tuy nhiên, vẫn còn những rào cản để các nhà khoa học trẻ, các startup thực sự phát huy trí tuệ, bản lĩnh của mình để khởi nghiệp thành công. Nhân dịp năm mới Bính Thân 2016, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân đã chia sẻ về vấn đề này.
|
Bộ trưởng Nguyễn Quân mong muốn tinh thần khởi nghiệp năm Bính Thân sẽ mạnh mẽ. (Ảnh: T.H/Vietnam+)
- Thưa Bộ trưởng, sự kiện Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức buổi gặp mặt giữa Thủ tướng Chính phủ và các nhà khoa học trẻ đã thu hút được sự quan tâm rộng rãi của dư luận trong năm vừa qua, tạo động lực cho các nhà khoa học trẻ đóng góp nhiều hơn cho đất nước. Thế nhưng, thực tế vẫn còn nhiều nhà khoa học trẻ đi học và ở lại nước ngoài làm việc. Nguyên nhân là do đâu và Bộ sẽ giải quyết vấn đề này như thế nào?
Bộ trưởng Nguyễn Quân: Lý do nhiều nhà khoa học không muốn quay về không phải vì ngành khoa học công nghệ trong nước không có cơ hội, mà vấn đề ở môi trường làm việc và chính sách đãi ngộ.
Nếu như các nhà khoa học về Việt Nam, làm việc tại một viện có cơ sở vật chất nghèo nàn, đồng nghiệp không cùng chí hướng, tư duy, thu nhập thấp, không có chế độ chăm lo để nhà khoa học dành tối đa thời gian cho hoạt động nghiên cứu thì họ sẽ không về nước.
Bởi thế, chúng tôi đã đặt ra mục tiêu năm 2016 phải cố gắng đưa vào thí điểm một viện nghiên cứu mà nơi đó có môi trường tốt nhất, không bằng thì cũng gần bằng những cơ sở nghiên cứu của nước ngoài để xem với môi trường như thế, các nhà khoa học người Việt ở nước ngoài có về không?
Trước đây, chúng ta đã từng xây dựng Viện Toán cao cấp và mời Giáo sư Ngô Bảo Châu làm đồng viện trưởng, nhưng giáo sư cũng chỉ về mấy tháng mỗi năm. Mặc dù ở đó chế độ đã cao hơn các viện khác, nhưng vẫn còn rất thấp so với nhu cầu và mức mà các nhà khoa học của chúng ta ở nước ngoài đang được hưởng. Bởi thế, nhà khoa học cảm thấy về đây không thể làm hết được năng lực của mình, không tạo ra những sản phẩm khoa học xứng đáng…
Chính vì thế, Viện Khoa học công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc (V-KIST) là một mẫu thí điểm, ở đấy chúng ta cũng thí điểm áp dụng cơ chế quản lý tương tự của viện KIST (Hàn Quốc) phù hợp với thông lệ quốc tế. Khi đó, các nhà khoa học sẽ thấy đủ điều kiện để họ trở về…
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp gỡ các đại biểu. (Ảnh: Đức Tám/TTXVN)
Tuy nhiên, hiện có một cản trở là quy chế tài chính của V-KIST vẫn chưa được ban hành. Một số người cứ nói rằng tại sao ở V-KIST lại phải có chế độ lương bổng, chế độ khác cao thế và đề nghị chỉ nên áp dụng theo quy định hiện hành…
Quan điểm của tôi là nếu chỉ theo quy định hiện hành thì không cần V-KIST làm gì. Bởi hiện nay chúng ta đang có hàng trăm viện của nhà nước hoạt động theo cái gọi là cơ chế hiện hành và hiệu quả của chúng đến đâu thì chúng ta đều biết… Về phía mình, chúng tôi mong muốn có một viện nghiên cứu với cơ chế đặc thù, ở đó cơ sở vật chất và chế độ đãi ngộ có thể không được như nước ngoài nhưng cũng tương đương và trước mắt làm sao thu hút được những người giỏi nhất của chúng ta ở cả trong nước và nước ngoài cống hiến cho đất nước.
- Gần đây, Bộ Khoa học và Công nghệ có đóng góp nhiều vào việc xây dựng, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp. Đây có vẻ là vấn đề còn mới ở Việt Nam, thưa Bộ trưởng?
Bộ trưởng Nguyễn Quân: Hệ sinh thái khởi nghiệp mới được nói đến nhiều trong 1 năm trở lại đây nhưng chúng ta chưa có khái niệm về hệ sinh thái khởi nghiệp. Thậm chí đến nay cũng không có khái niệm về đầu tư mạo hiểm - thành tố quan trọng nhất của hệ sinh thái khởi nghiệp. Ngay cả những người làm về tài chính ở Việt Nam cũng ít có khái niệm về đầu tư mạo hiểm. Đó là điều rất bất cập vì xung quanh chúng ta là những quốc gia làm khởi nghiệp, họ đã quan tâm và phát triển đầu tư mạo hiểm từ mấy chục năm nay và họ đã thành công.
Khi làm Luật Công nghệ cao năm 2008, Bộ Khoa học và Công nghệ đã đưa vào quy định sớm thành lập Quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ cao. Tuy nhiên, tới nay vẫn trầy trật không làm được quỹ này, bởi chẳng có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định, làm cho ai cũng sợ sẽ vướng vào pháp luật nếu không may thất bại trong các dự án đầu tư cho khoa học và công nghệ…
Nhiều người cho rằng, quỹ đầu tư mạo hiểm để tư nhân làm chứ nhà nước không nên tham gia. Thế nhưng, nếu nhà nước không tham gia thì tư nhân nào dám làm khi không có khuôn khổ pháp lý để bảo vệ? Bỏ một núi tiền vào đó, đến lúc có chuyện rủi ro ai bảo vệ họ khỏi tội danh “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” hoặc “cố ý làm trái quy định.” Khi thành công sau bao nhiêu thất bại thì ai chấp nhận lợi nhuận khổng lồ của khoản đầu tư mạo hiểm sẽ là thu nhập chính đáng và hợp pháp?
Ở các quốc gia, kể cả Hoa Kỳ - nơi sản sinh ra đầu tư mạo hiểm - ban đầu Nhà nước cũng phải tham gia, làm mẫu để hình thành luật pháp, chính sách, sau đó tư nhân mới yên tâm làm theo, và bây giờ chủ yếu là tư nhân làm đầu tư mạo hiểm…
Cách đây 3 năm, Bộ Khoa học và Công nghệ đã làm một đề án nghiên cứu cấp bộ có tên “Đề án thương mại hóa công nghệ theo mô hình thung lũng Silicon.” Trong đó thí điểm làm mô hình nhỏ để nghiên cứu xem bản chất đầu tư mạo hiểm là cái gì? Vận hành thế nào và thành công của nó ra sao?
Với đề án này, chúng tôi chỉ hỗ trợ một ít kinh phí giúp đề án mời chuyên gia đầu tư mạo hiểm trong và ngoài nước, kêu gọi các nhóm nghiên cứu trẻ có triển vọng, có ý chí muốn khởi nghiệp tham gia…
Đến nay, trong số 9 nhóm khởi nghiệp ban đầu đã có 3 nhóm khởi nghiệp được các nhà đầu tư nước ngoài chấp nhận đầu tư. Mặc dù họ chỉ được tài trợ 5.000 – 10.000 USD từ đề án này nhưng khi hoàn thiện công nghệ và chào bán ý tưởng của họ, có đề án đã được các nhà đầu tư nước ngoài định giá tới 2 triệu USD.
- Cuối 2015, hình ảnh startup Nguyễn Hà Đông ngồi với CEO của gã khổng lồ Google tại Việt Nam tràn lan trên các mạng xã hội. Trước thềm xuân mới, Bộ trưởng có nhắn nhủ gì với các startup Việt Nam?
Bộ trưởng Nguyễn Quân: Tôi rất kỳ vọng vào giới trẻ Việt Nam, bởi vì trong những năm qua, họ đã chứng tỏ được bản lĩnh, năng lực sáng tạo. Những người như Nguyễn Hà Đông là một ví dụ rất điển hình, họ không cần có đề tài dự án cấp nhà nước nhưng khởi nghiệp rất thành công…
Nhiều người cứ nói rằng, phải là những nhà khoa học có bằng cấp cao, phải chủ nhiệm rất nhiều đề tài dự án này kia thì mới có thể thành công. Nhưng, tôi tin giới trẻ có thể thành công trong những điều kiện chúng ta không thể ngờ được và thực tế trong lịch sử, có nhiều trường hợp như vậy.
Tôi cũng cho rằng đối với thế hệ trẻ, cái họ cần nhất là tự do sáng tạo. Với những người làm khoa học nói chung, chúng ta đừng rằng buộc họ bởi những quy định rất hành chính. Chắc chắn Nguyễn Hà Đông phải mất nhiều đêm để làm Flappy Bird, đã thất bại hàng trăm lần mới thành công, mà không phải do viện nào giao nhiệm vụ, cũng không phải cứ đến cơ quan đúng giờ…
Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: Vietnam+)
Làm khoa học cần sự đam mê và ý tưởng, và người ta dành toàn bộ thời gian, sức lực, tiền bạc vào việc đó, theo đuổi đến cùng, có thể thất bại và phải chấp nhận văn hóa thất bại. Nhiều cán bộ khoa học trẻ nói rằng, nếu chúng ta không có văn hóa thất bại sẽ không ai có thể thành công. Ngay cả Hoa Kỳ, chỉ có khoảng 20% các đề tài nghiên cứu thành công và được ứng dụng, còn một số đề tài khác cũng thành công nhưng mà chưa ứng dụng được và chắc chắn có rất nhiều đề tài thất bại. Cho nên chúng ta cần chấp nhận văn hoá thất bại trong khoa học. Ngay ở Việt Nam, người xưa đã từng có câu “thất bại là mẹ thành công” để khuyên mọi người chấp nhận văn hóa thất bại và đừng nản lòng khi thất bại.
- Thưa Bộ trưởng, mục tiêu trong năm 2016 của ngành khoa học và công nghệ sẽ là gì?
Bộ trưởng Nguyễn Quân: Thứ nhất là làm sao đưa được Luật Khoa học công nghệ vào cuộc sống thông qua các Nghị định, Thông tư. Điều này đòi hỏi có sự đổi mới tư duy của cả hệ thống và đồng thuận cao của các cơ quan quản lý, nhất là Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính.
Mong muồn thứ 2 của tôi là tinh thần khởi nghiệp năm nay phải mạnh mẽ, để 5-10 năm sau chúng ta có thể trở thành 1 quốc gia khởi nghiệp… Năm 2015, chúng ta đã có 1 chút kinh nghiệm về hệ sinh thái khởi nghiệp, nếu năm 2016 bắt đầu khởi động được tư duy khởi nghiệp thì hi vọng 5-10 năm tới, chúng ta sẽ có trào lưu khởi nghiệp mới thành công và phát triển mạnh.
Thứ ba là chúng tôi mong muốn hệ thống chương trình, đề tài, dự án khoa học và công nghệ có hiệu quả hơn, giữ vững và phát triển thứ hạng của Việt Nam trong bảng xếp hạng Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu của tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới.
- Trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!
Nguồn: VietnamPlus, TTXVN | 2/17/2016 4:00 PM | Đã ban hành | /Shared Documents/2016-02/1.jpg | | Đại hội Đảng bộ Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ Bạc Liêu | Đại hội Đảng bộ Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ Bạc Liêu | Sáng ngày 26/5, Đảng bộ Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ tỉnh Bạc Liêu đã tổ chức Đại hội lần thứ VII, nhiệm kỳ 2020-2025. Dự Đại hội, có đồng chí Lâm Thị Sang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Lê Quốc Khởi, UVBTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Đảng ủy Khối cơ quan tỉnh và 105 đảng viên thuộc Đảng bộ. | Đoàn Chủ tịch Đại hội Nhiệm kỳ 2015-2020, Đảng ủy lãnh đạo cán bộ, đảng viên và quần chúng trong toàn Đảng bộ thực hiện nhiệm vụ chính trị hàng năm đều đạt và vượt các chỉ tiêu. Toàn ngành đã triển khai thực hiện tốt công tác quy hoạch, sắp xếp, bố trí lại mạng lưới trường lớp phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Cơ sở vật chất trường học được đầu tư xây dựng khang trang; trang thiết bị, đồ dùng dạy học được quan tâm đầu tư mua sắm, đảm bảo yêu cầu đổi mới của ngành. Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia tăng mạnh so với đầu nhiệm kỳ. Chất lượng giáo dục các cấp học, ngành học tiếp tục được nâng lên. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng được đặc biệt quan tâm, các nghị quyết, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước được triển khai kịp thời và tổ chức quán triệt nghiêm túc. Hàng năm, Đảng bộ có trên 97% đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên và được khen tặng các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng. Đảng viên của Đảng bộ tích cực tham gia học tập, quán triệt các chủ trương, nghị quyết của Đảng, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân; . . .. Trong nhiệm kỳ, Đảng bộ không có Chi bộ không hoàn thành nhiệm vụ, hàng năm 85% Chi bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong đó có 50% Chi bộ được công nhận trong sạch vững mạnh tiêu biểu và được khen thưởng. Đại hội thống nhất số lượng Ban Chấp hành Đảng bộ Sở, nhiệm kỳ 2020 - 2025 gồm 15 đồng chí; trong đó, 14 đồng chí được bầu tại đại hội. Tại phiên họp đầu tiên, Ban Chấp hành bầu 4 đồng chí vào Ban Thường vụ; trong đó, đồng chí Võ Thanh Giang, Phó Giám đốc Sở tái đắc cử Bí thư Đảng ủy. Đại hội đã bầu Đoàn đại biểu đi dự Đại hội đại biểu Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh, nhiệm kỳ 2020-2025, gồm 10 đại biểu chính thức và 1 đại biểu dự khuyết. Ban chấp hành Đảng bộ Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ nhiệm kỳ 2020-2025 Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Thị Sang và đồng chí Lê Quốc Khởi tặng hoa chúc mừng BCH Đảng bộ Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ nhiệm kỳ 2020-2025 Đoàn đại biểu dự Đại hội đại biểu Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh, nhiệm kỳ 2020-2025 Đại hội đã biểu quyết thống nhất thông qua Nghị quyết nhiệm kỳ 2020-2025 với một số chỉ tiêu cụ thể: Lãnh đạo thực hiện hoàn thành tốt các nhiệm vụ, chỉ tiêu do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ, UBND tỉnh giao; phấn đấu 100% cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức tham gia học tập đầy đủ các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, cam kết thực hiện nghiêm túc việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; 100% đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ; 100% đảng viên thực hiện tốt trách nhiệm của đảng viên đang công tác thường xuyên giữ mối liên hệ với tổ chức đảng và nhân dân nơi cư trú; hàng năm Đảng bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ; 100% chi bộ trực thuộc hoàn thành tốt nhiệm vụ, trong đó có 15% chi bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; 100% các tổ chức đoàn thể trong đơn vị đạt danh hiệu hoàn thành tốt nhiệm vụ hàng năm; thực hiện công tác kiểm tra, giám sát đối với chi bộ trực thuộc đạt 100% chương trình, kế hoạch đề ra; phấn đấu kết nạp từ 15 đảng viên trở lên. | 6/1/2020 10:00 AM | Đã ban hành | /Shared Documents/2020-06/Dai hoi12952020_153829.jpg | | Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia tổ chức Hội thảo khoa học “Đổi mới công nghệ phục vụ sản xuất, chế biến lúa gạo khu vực đồng bằng sông Cửu Long” tại Cần Thơ | Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia tổ chức Hội thảo khoa học “Đổi mới công nghệ phục vụ sản xuất, chế biến lúa gạo khu vực đồng bằng sông Cửu Long” tại Cần Thơ | Sáng 08/9, tại Vườn ươm Công nghệ Công nghiệp Việt Nam- Hàn Quốc, thành phố Cần Thơ, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia (NATIF) – Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Sở Công Thương thành phố Cần Thơ tổ chức Hội thảo khoa học “Đổi mới công nghệ phục vụ sản xuất, chế biến lúa gạo khu vực đồng bằng sông Cửu Long”. | Tham dự Hội thảo có ông Trương Quang Hoài Nam, Phó Chủ Tịch UBND thành phố Cần Thơ; ông Phan Hồng Sơn, Phó Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia; ông Lê Văn Bảnh, Cục trưởng Cục Chế biến, Thương mại Nông lâm thủy sản và Nghề Muối, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ông Nguyễn Minh Toại, Giám đốc Sở Công Thương Cần Thơ và gần 200 đại biểu đến từ các cơ quan quản lý, viện nghiên cứu, doanh nghiệp khu vực đồng bằng sông Cửu Long tham dự.
Toàn cảnh Hội thảo khoa học “Đổi mới công nghệ phục vụ sản xuất, chế biến lúa gạo khu vực đồng bằng sông Cửu Long”. Ông Phan Hồng Sơn đã có bài giới thiệu khai mạc Hội thảo. Mục đích của hội thảo lần này là nhằm làm rõ thực trạng hoạt động đổi mới công nghệ trong lĩnh vực sản xuất, chế biến lúa gạo, đồng thời làm rõ nhu cầu và mục tiêu đổi mới công nghệ của doanh nghiệp sản xuất lúa gạo đồng bằng sông Cửu Long để Quỹ và các cơ quan, tổ chức nhà nước có thể xác định các lĩnh vực có thể hỗ trở hiệu quả cho doanh nghiệp.
Ông Trương Quang Hoài Nam cũng có bài phát biểu giới thiệu tại Hội thảo. Ông đánh giá tình hình và thực trạng của đổi mới công nghệ trong ngành nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian qua. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng, cạnh tranh ngày càng tăng cùng với biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp thì ngành nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa gạo nói riêng cần có những chiến lược đổi mới và phát triển với nền tảng công nghệ phù hợp, đáp ứng nhu cầu chuyển đổi từ nền nông nghiệp chiều rộng sang chiều sâu, hướng tới sản xuất theo chuỗi hàng hóa, nâng cao giá trị gia tăng.
Nối tiếp Hội thảo là phần báo cáo tham luận của các diễn giả về tình hình đổi mới công nghệ trong lĩnh vực sản xuất lúa gạo khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Mở đầu là bài báo cáo tham luận về tình hình ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long của ông Lê Văn Bảnh, Cục trưởng Cục Chế biến, Thương mại Nông lâm thủy sản và Nghề Muối, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, báo cáo đã nêu lên các khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp về việc đổi mới công nghệ cũng như các khó khăn về mặt tài chính, kinh nghiệm cũng như kiến thức của doanh nghiệp về các giải pháp
Ông Phạm Văn Tấn, Phó Giám đốc Phân Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch đã đưa ra các giải pháp sau thu hoạch để góp phần phát triển bền vững sản xuất lúa của đồng bằng sông Cửu Long trong bài báo cáo tham luận của mình.
Ông Phan Hồng Sơn, Phó Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia cũng đã giới thiệu đến các đại biểu mục tiêu cũng như hoạt động tài trợ, hỗ trợ các đề tài, dự án của Quỹ nhằm hỗ trợ tài chính thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ. Ông Nguyễn Minh Toại, Giám đốc Sở Công Thương Cần Thơ đã có bài báo cáo tham luận, giới thiệu về Vườn ươm công nghệ công nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc, các lợi ích, giúp đỡ về cơ sở vật chất, máy móc thiết bị cho với các doanh nghiệp tham gia vào Vườm ươm. Các doanh nghiệp cũng đã được tham quan cơ sở vật chất của Vườm ươm để có được một cái nhìn tổng quan và hiểu rõ hơn về các vấn đề được giới thiệu.
Ông Phan Hồng Sơn, Phó Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia báo cáo tham luận tại Hội thảo Bên cạnh đó, Hội thảo còn được nghe ba bài báo cáo của các doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực sản xuất lúa gạo đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, các doanh nghiệp đã nêu lên tình hình hoạt động của doanh nghiệp mình, một số vướng mắc, nhu cầu hiện nay ra sao cũng như một số kiến nghị đối với các cơ quan nhà nước. Tiếp theo là phần trao đổi các thắc mắc, cũng như các vấn đề đang gặp phải của các doanh nghiệp với ông Nguyễn Minh Toại, Giám đốc Sở Công Thương Cần Thơ và ông Phan Hồng Sơn, Phó Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia. Doanh nghiệp đã được hướng dẫn, đưa ra các giải pháp, các hướng giải quyết trong tương lai sắp tới, đồng thời được giải thích về tầm quan trọng của việc đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm để có thể bắt kịp với nhu cầu thị trường cũng như có thể để xuất khẩu ra các thị trường khác trên thế giới.  Kết thúc Hội thảo, ông Phan Hồng Sơn, Phó Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia nhấn mạnh công nghệ đóng vai trò rất quan trọng trong sản xuất chế biến lúa gạo ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là công nghệ sau thu hoạch nhằm nâng cao hơn nữa giá trị sản phẩm nông sản khu vực đồng bằng sông Cửu Long./
Nguồn từ:natif.vn | 9/15/2016 9:00 AM | Đã ban hành | /Shared Documents/2016-09/image1a.jpg | | Đẩy mạnh ứng dụng KHCN để phát triển ĐBSCL | Đẩy mạnh ứng dụng KHCN để phát triển ĐBSCL | Thủ tướng mong muốn, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương khu vực ĐBSCL chú trọng hơn nữa trong triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về phát triển khoa học, công nghệ (KHCN); đẩy mạnh hơn nữa công tác ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, coi đây là nền tảng để nâng cao năng lực cạnh tranh của mỗi địa phương nói riêng và cả khu vực nói chung. | | Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Hội nghị |
Chiều 7/3, tại TP. Cần Thơ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tới dự và phát biểu tại Hội nghị giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển KHCN nhằm thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giai đoạn 2005-2015 và định hướng phát triển giai đoạn tới, trong đó chú trọng đẩy mạnh công nghiệp hỗ trợ và cơ khí chế tạo” khu vực ĐBSCL. Khẳng định đây là hội nghị có ý nghĩa thiết thực, Thủ tướng nêu rõ, ĐBSCL là vùng đất giàu truyền thống yêu nước và cách mạng và là vùng kinh tế trọng điểm, có vị trí chiến lược quan trọng về an ninh quốc phòng, có đóng góp rất nhiều vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Trong bối cảnh có nhiều thuận lợi, song cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, nhất là những khó khăn, thách thức do những tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, xâm ngập mặn… song các cấp ủy đảng, chính quyền, nhân dân các tỉnh ĐBSCL luôn phấn đấu hết mình, phát huy tốt những kết quả đạt được, ra sức khắc phục những khó khăn, thách thức và đạt được những kết quả quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội, duy trì được tốc độ phát triển kinh tế cao; các tiềm năng và lợi thế của vùng như nông nghiệp, trồng cây ăn trái, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản,… được phát huy mạnh mẽ. Những kết quả mà các tỉnh trong vùng ĐBSCL đạt được đã góp phần tích cực vào thành tựu phát triển chung của cả nước. Bên cạnh những kết quả đạt được, trong tiến trình phát triển, vùng cũng đang đứng trước những khó khăn, thách thức lớn, nổi lên là năng suất lao động thấp; nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, có kỹ năng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển; trình độ cơ giới hóa, ứng dụng KHCN còn hạn chế, hạ tầng giao thông vận tải kém phát triển,… Thủ tướng mong muốn, qua hội nghị lần này, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương khu vực ĐBSCL cần chú trọng hơn nữa trong triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về phát triển KHCN; đẩy mạnh hơn nữa công tác ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, coi đây là nền tảng để nâng cao năng lực cạnh tranh của mỗi địa phương nói riêng và cả khu vực nói chung. Thủ tướng cũng đề nghị các chuyên gia, các nhà khoa học đẩy mạnh công tác nghiên cứu, nhất là khoa học ứng dụng hiệu quả trong thực tiễn, đồng thời đề xuất sửa đổi, hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến quản lý và thúc đẩy KHCN ngày càng đi vào cuộc sống thiết thực và hiệu quả hơn, thực sự trở thành động lực thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển nhanh, bền vững.  | Thủ tướng xem sản phẩm kéo thép định hình của các kỹ sư tỉnh Tiền Giang |
Tại hội nghị, các đại biểu đã nghe và thảo luận về Báo cáo đánh giá kết quả hoạt động KHCN thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa vùng ĐBSCL giai đoạn 2005-2015; Báo cáo kết quả ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, quy định pháp luật về phát triển KHCN nhằm thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 2005-2015 tại địa phương; Báo cáo tình hình thực hiện Chương trình KHCN cấp nhà nước phục vụ phát triển vùng Tây Nam Bộ;…
Nhiều ý kiến phát biểu thảo luận nhận định, mặc dù là khu vực có điều kiện khó khăn nhất của cả nước, nhưng trong giai đoạn vừa qua, các tỉnh khu vực ĐBSCL đã nỗ lực và đạt được nhiều kết quả trong phát triển KHCN, đóng góp quan trọng vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu, ứng dụng vào lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp hỗ trợ, cơ khí chế tạo phục vụ công nghiệp chế biến vẫn chưa thật sự trở thành động lực cho tăng trưởng, tái cơ cấu kinh tế; trình độ năng lực của cán bộ hoạt động KHCN còn yếu và thiếu các chuyên gia đầu ngành; năng lực của một số cơ sở nghiên cứu chưa đáp ứng yêu cầu; thiếu sự liên kết, chia sẻ thông tin trong hoạt động nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng KHCN vào thực tiễn; chính sách pháp luật về KHCN chậm được ban hành, nhất là việc đầu tư cho công tác nghiên cứu, cảnh báo thiên tai…
Nguồn từ: Chinhphu.vn | 3/8/2016 9:00 AM | Đã ban hành | /Shared Documents/2016-03/hình1.jpg | | Nobel Hóa học 2015 | Nobel Hóa học 2015 | Ngày 7/10/2015, Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy điển đã công bố quyết định trao giải Nobel Hóa học năm 2015 cho ba nhà khoa học: Tomas Lindahl (77 tuổi, người Thụy Điển, đang làm việc tại Viện Francis Crick ở London và phòng thí nghiệm Clare Hall tại Hertfordshire, Anh); Paul Modrich (69 tuổi, người Mỹ, đang nghiên cứu tại Viện Y học Howard Hughes ở Washington và là giáo sư ngành hóa sinh tại Đại học Dunke, bang Bắc Carolina, Hoa kỳ); và Aziz Sancer (69 tuổi, người Thổ Nhĩ Kỳ, hiện đang giảng dạy tại Đại học Bắc Carolin, Hoa Kỳ), vì những công trình nghiên cứu của họ về cơ chế tự sửa chữa ADN và bảo vệ thông tin di truyền của tế bào. | 
Thông cáo của Ủy ban Nobel Hóa học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy điển nêu rõ: Mỗi ngày, bộ gen di truyền của chúng ta lại bị hư hại vì tia tử ngoại và các tác nhân khác. Nhưng ngay cả khi không chịu sự tác động từ bên ngoài như thế, một phân tử di truyền đã rất không ổn định. Hoạt động phân chia tế bào diễn ra hàng ngày có thể gây ra các khiếm khuyết và tạo nên thay đổi trong bộ gen. Nói cách khác, đó một tiến trình diễn ra hàng triệu lần mỗi ngày trong cơ thể con người. Lý do để vật chất di truyền của chúng ta không biến thành một đống hỗn độn là bởi sự tồn tại của nhiều hệ thống cấp phân tử, thường xuyên theo dõi và sửa chữa gen di truyền.
Ba nhà khoa học được vinh danh trong lĩnh vực hóa học năm nay vì đã tìm ra cơ chế tự sửa chữa ADN ở mức độ phân tử của tế bào. Những công trình nghiên cứu của ba nhà khoa học trên đã giúp lập bản đồ và giải thích cách thức tế bào sửa chữa dữ liệu di truyền, qua đó bảo vệ thông tin về gen, đồng thời đã cung cấp kiến thức cơ bản về các chức năng của một tế bào sống và nhờ vậy có thể được ứng dụng rộng rãi, đặc biệt là phát triển các phương pháp mới điều trị ung thư.
Vào đầu những năm 1970, giới khoa học từng tin rằng ADN là một phân tử vô cùng ổn định, nhưng Tomas Lindahl đã tin vào điều ngược lại khi cho rằng ADN phân hủy với tốc độ nhanh đến mức có thể khiến toàn bộ sự sống trên Trái đất trở thành điều không thể. Chính sự thấu hiểu đó đã dẫn ông đến với khám phá về một cơ chế ở cấp độ phân tử, ở đó luôn có sự điều chỉnh, sửa chữa ADN và bảo vệ thông tin di truyền của tế bào. Công trình của nhà khoa học Tomas Lindajl đã cách mạng hóa những hiểu biết thông thường về ADN có từ vài thập kỷ trước. Đây được coi là một trong những phát hiện khoa học xuất chúng nhất.
Nhà khoa học Aziz Sancar đã tìm ra được cơ chế mà các tế bào sử dụng để sửa chữa những tổn thương của ADN do tia tử ngoại gây ra. Ông đã lập được bản đồ về một cơ chế sửa chữa gen di truyền có tên “Sửa chữa cắt bỏ nucleotide”. Hệ thống này được tế bào sử dụng để sửa các hư hại do tia tử ngoại và các chất tác động khác gây ra. Những người từ lúc mới sinh ra nếu bị khiếm khuyết hệ thống tự sửa chữa này thường có nguy cơ mắc bệnh ung thư da nếu như tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng Mặt trời. Ngoài ra, ông cũng phát hiện ra rằng bản thân tế bào cũng có cơ chế tự sửa chữa các khiếm khuyết gây ra bởi các chất gây biến đổi gen khác. Aziz Sancar là người Thổ Nhĩ Kỳ đầu tiên nhận giải Nobel Hóa học và ông hy vọng giải thưởng của mình có thể thúc đẩy sự phát triển của khoa học tại đất nước Thổ Nhĩ Kỳ. “Nó rất quan trọng với đất nước tôi, các nhà khoa học trẻ Thổ Nhĩ Kỳ cần một hình mẫu để chứng tỏ họ có thể có nhiều đóng góp quan trọng cho khoa học”, Aziz Sancar nói.
Còn nhà khoa học Paul Modrich đã phát hiện ra rằng, tế bào đã tự sửa lỗi xảy ra khi ADN được nhân đôi trong quá trình phân chia tế bào. Nếu cơ chế sửa chữa này không phù hợp do những khuyết tật bẩm sinh, thì có thể gây ra một biến thể di truyền của bệnh ung thư, như ung thư ruột kết.
Viện Hàn lâm khoa học hoàng gia Thụy Điển đánh giá các phát hiện của ba nhà khoa học trên rất quan trọng trong nghiên cứu ung thư. Tất cả các công trình nghiên cứu và phát hiện của họ đã cung cấp cho chúng ta những kiến thức cơ bản về chức năng của các tế bào, những kiến thức mà giới khoa học có thể tận dụng để tìm ra các phương pháp mới điều trị ung thư trong tương lai.
Năm ngoái, Giải Nobel Hóa học đã được trao cho ba nhà khoa học: Eric Betzig và William Moerner (người Mỹ) và Stefan Hell (người Đức) vì những nghiên cứu của họ giúp cải thiện độ phân giải của kính hiển vi quang học, mở đường cho chế tạo kính hiển vi huỳnh quang siêu phân giải. nguồn: vista.gov.vn) | 10/9/2015 11:00 AM | Đã ban hành | /Shared Documents/2015-10/5.jpg | | Xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia nhằm liên kết giữa các nước Đông Nam Á | Xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia nhằm liên kết giữa các nước Đông Nam Á | Từ ngày 6-10/7/2015, tại Hà Nội, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (ATBXHN) phối hợp với Tổ chức Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBTO) tổ chức Hội thảo và Khoá đào tạo về xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia nhằm liên kết giữa các nước Đông Nam Á. Cục trưởng Vương Hữu Tấn đã đến dự và phát biểu khai mạc. | Tham dự Hội thảo, có các chuyên gia đến từ CTBTO, Bộ Năng lượng Hoa Kỳ, Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Livermore và đại diện của Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, My-an-ma, Thái Lan, Xinh-ga-po và Việt Nam.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Cục trưởng Vương Hữu Tấn cho biết, Việt Nam đã nhận được hỗ trợ từ CTBTO trong việc thiết lập Trung tâm dữ liệu quốc gia (NDC) để kết nối và khai thác cơ sở dữ liệu từ Trung tâm dữ liệu quốc tế (IDC) của CTBTO đối với các ứng dụng dân sự và khoa học. Cục trưởng nhấn mạnh, khi tai nạn Fukushima xảy ra, cơ sở dữ liệu phóng xạ từ IDC đã được khai thác sử dụng để thông tin cho dân chúng về phát tán phóng xạ trong không khí từ nhà máy điện hạt nhân (NMĐHN) Fukushima đến Việt Nam. Tuy nhiên, do còn hạn chế về nguồn nhân lực và hạ tầng kỹ thuật, việc ứng dụng cơ sở dữ liệu này còn giới hạn. Hội thảo và Khoá đào tạo này là cơ hội để các chuyên gia trong lĩnh vực này và đại diện các nước Đông Nam Á họp lại và cùng nhau trao đổi kinh nghiệm và chuyên môn trong việc thiết lập và phát triển NDC, sử dụng dữ liệu IMS và các sản phẩm IDC đối với các hoạt động xác minh và ứng dụng dân sự và khoa học.
Hội thảo diễn ra từ ngày 6-7/7. Ngay sau Hội thảo, 2 khoá đào tạo về đo đạc phóng xạ và địa chấn đã được tổ chức từ 8-10/7. Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBT) là hiệp ước quốc tế quan trọng nhận được sử ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế, cùng với các hiệp ước khác góp phần đạt được một thế giới hoà bình không vũ khí hạt nhân. Hệ thống kiểm soát quốc tế (IMS) của CTBTO bao gồm 4 lĩnh vực công nghệ tiên tiến: địa chấn, thuỷ âm, hạ âm và phóng xạ đã hình thành một kho dữ liệu lớn được lưu giữ, xử lý tại Trung tâm dữ liệu quốc tế (IDC) và được cung cấp cho các nước tham gia Hiệp ước. Dữ liệu IMS và các sản phẩm IDC được sử dụng không chỉ cho các hoạt động xác minh của Hiệp ước mà còn cho các ứng dụng dân sự và khoa học. Việt Nam ký CTBT năm 2006 và phê chuẩn năm 2010./. Nguồn từ: MOST | 7/9/2015 9:00 AM | Đã ban hành | /Shared Documents/2015-07/1at2.jpg | | TP HCM: Ứng dụng chíp SG8V1 vào đời sống | TP HCM: Ứng dụng chíp SG8V1 vào đời sống | Tại lễ khai mạc vòng chung kết cuộc thi Ứng dụng Vi điều khiển Việt Nam lần thứ nhất (VMAC) do Sở KH&CN TP HCM phối hợp với Ban chỉ đạo Chương trình phát triển Công nghiệp Vi mạch TP HCM và Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo thiết kế vi mạch (ICDREC) tổ chức vừa diễn ra tại TP HCM, cho thấy có nhiều ý tưởng để ứng dụng chíp SG8V1 gắn liền với đời sống. Và quan trọng hơn, chíp SG8V1 đã mở ra cánh cửa rộng lớn cho sản phẩm công nghệ do người Việt hoàn toàn làm chủ Chuyển ý tưởng thành sản phẩm | Từ khi phát động cuộc thi (9.1.2013) đến chung kết, ban tổ chức (BTC) cuộc thi đã nhận được 58 đề tài dự thi của các đội đến từ các doanh nghiệp, trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) khắp trên cả nước. Sau khi kết thúc vòng sơ loại, BTC đã chọn ra được 14 đội xuất sắc lọt vòng chung kết, các đội sẽ tiếp tục thể hiện ý tưởng, sự sáng tạo của mình thông qua các mô hình, sản phẩm mang tính ứng dụng và thực tế cao. Theo GS Đặng Lương Mô, một nhà khoa học hàng đầu trong ngành vi mạch, cố vấn cấp cao của ĐH Quốc gia TPHCM, cuộc thi đã cho thấy tính sáng tạo trong giới trẻ, trong đó có những ý tưởng hết sức táo bạo và càng ý nghĩa hơn khi nó phục vụ tốt hơn cho đời sống xã hội. Được biết với đối tượng tham gia cuộc thi khá mở, dành cho tất cả các cá nhân, tổ chức quan tâm và yêu thích công nghệ vi điều khiển nên qua vòng sơ khảo, các đối tượng tham gia dự thi đã đưa ra nhiều ý tưởng mới và có tính ứng dụng cao bằng ứng dụng vi điều khiển SG8V1 trên những sản phẩm. Có thể kể ra, như thiết kế chế tạo bộ điều khiển tự động dùng cho máy bay không người lái cỡ nhỏ, thiết bị kiểm soát phiếu giữ xe điện tử cầm tay, thiết bị hỗ trợ phát âm cho người bị câm sử dụng vi điều khiển SG8V1 hay chuột máy tính cho người bại liệt hay khuyết tật sử dụng SG8V1… Hiện BTC đã hoàn tất tập huấn cho 14 đội viết thuyết minh miêu tả ý tưởng của mình cũng như hướng dẫn, tư vấn các kỹ thuật để các đội có thể thực hiện tốt nhất mô hình của mình để chuẩn bị cho vòng chung kết và dự kiến buổi lễ trao giải và bế mạc cuộc thi sẽ diễn ra vào tháng 7- 2014. Theo BTC, sau này ý tưởng tốt nhất sẽ được triển khai thành sản phẩm, đây cũng là giá trị cốt lõi của cuộc thi để phát huy tiềm lực nghiên cứu và ứng dụng trong nước sử dụng các vi điều khiển SG8V1. Đi vào cuộc sống Song dầu cuộc thi đang tạo ra những ý tưởng tốt, thiết thực hay thể hiện mong mỏi phát huy tiềm lực nghiên cứu và ứng dụng trong nước sử dụng các vi điều khiển SG8V1 như mục đích của cuộc thi thì thực tế chíp này phải được áp dụng vào các sản phẩm cụ thể. Đây được xem như “mệnh lệnh” khi SG8V1 chạy thử trên các các thiết bị đã thành công hơn cả mong đợi, nhất là về hiệu năng và tính năng. Cho nên mang SG8V1 vào ứng dụng cuộc sống là điều cấp thiết. Trước tiên có thể thấy ngay Công ty cổ phần Công nghệ định vị Sài Gòn Track (SaigonTrack) đã nhanh chóng ứng dụng con chíp này vào các sản phẩm cụ thể. Như X200 với tính năng giám sát hành trình ô tô theo thời gian thực như tọa độ, vận tốc, hướng di chuyển của xe, cảnh báo số lần và thời gian xe chạy quá tốc độ cho phép, đếm số lần, thời gian đóng mở cửa, đếm số lần, thời gian dừng đỗ… Kế đó là hộp đen chống trộm xe gắn máy XM 100, không chỉ giúp người lắp đặt giám sát hành trình xe theo thời gian thực như tọa độ, vận tốc, hướng di chuyển của xe; nút nhấn khẩn cấp khi cần sự trợ giúp nhanh; cho phép người sử dụng tắt máy từ xa qua tin nhắn; cảnh báo khi xe chạy quá tốc độ cho phép… và đây còn là kênh để tạo dữ liệu giao thông, góp phần vào các giải pháp giao thông. Ông Lê Hoài Sơn, Giám đốc Kinh doanh SaigonTrack cho biết, nếu sử dụng chíp ngoại giá thành sẽ cao hơn và chưa chắc bảo mật được thông tin nhưng sử dụng chíp SG8V1 thì giá thành thấp hơn nhiều lần, không chỉ bảo mật thông tin tốt hơn mà các cập nhật, cải tiến cũng được phát triển liên tục, chính vì thế SaigonTrack đã đưa chíp SG8V1 vào các sản phẩm nói trên thay thế chíp ngoại. Thị trường cho SG8V1 không chỉ vậy. Với các thiết bị dân dụng như điện kế điện tử, máy đo huyết áp, máy điều hòa… chỉ cần chíp SG8V1 đã dư sức xử lý. Chính vì thế, Ban chỉ đạo Chương trình Phát triển Công nghiệp Vi mạch TPHCM đang xây dựng các lộ trình cần thiết để ứng dụng SG8V1 vào một số sản phẩm phổ dụng, trong đó có điện kế điện tử với sự phối hợp của các công ty công nghiệp thuộc thành phố là bước đi đầu tiên… đã thêm khẳng định SG8V1 phải đi vào đời sống. (SGGP) | 6/28/2014 11:00 AM | Đã ban hành | /Shared Documents/2014-06/63-tp.jpg | | Trưng bày tư liệu với chủ đề: “Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam” tại Thư viện Quốc gia Việt Nam | Trưng bày tư liệu với chủ đề: “Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam” tại Thư viện Quốc gia Việt Nam | Nhân dịp Kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2014), 25 năm ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2014), phát huy truyền thống “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với Dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”, Thư viện Quốc gia Việt Nam trọng thể tổ chức trưng bày tư liệu với chủ đề: “Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam”. |
Tư liệu được trưng bày theo các nội dung: 1. Quân đội nhân dân Việt Nam ra đời, cùng toàn dân kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược: Vai trò của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minhtrong việc sáng lập lực lượng vũ trang cách mạng, tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền; Các tư liệu viết về Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - Tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam; Những chiến dịch tiêu biểu trong kháng chiến chống thực dân Pháp… 2. Quân đội nhân dân Việt Nam với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước:Tư liệu viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước; Những khó khăn và quyết tâm vượt mọi thách thức, hy sinh của quân và dân ta để giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. 3. Quân đội nhân dân Việt Nam với nhiệm vụ quốc tế và bảo vệ biên giới, hải đảo: Tư liệu viết về quân tình nguyện Việt Nam trên nước bạn Lào và Campuchia; Các lực lượng quân đội với nhiệm vụ bảo vệ biên giới, hải đảo; Chủ quyền về biển, đảo của Việt Nam trên biển Đông… 4. Quân đội nhân dân Việt Nam với nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội:Tư liệu viết về tinh thần tự lực, tự cường, chăm lo sản xuất góp phần ổn định và phát triển kinh tế-xã hội, tăng cường quốc phòng an ninh toàn dân… 5. Những người góp phần làm nên lịch sử: Bút kí, hồi kí và các tác phẩm viết về một số tướng lĩnh tiêu biểu của Quân đội nhân dân Việt Nam. Triển lãm trưng bày hơn 500 tư liệu tiêu biểu của Thư viện Quốc gia Việt Nam, phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức, thể loại và ngôn ngữ. Ban tổ chức hy vọng sẽ giúp công chúng, bạn đọc hiểu thêm về truyền thống tốt đẹp, những chiến công hiển hách của quân đội ta trong hơn bảy thập kỷ qua, từ đó khơi dậy niềm tự hào dân tộc, củng cố ý thức trách nhiệm của mỗi người dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trưng bày tư liệu: “Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam” diễn ra từ ngày 15 đến hết ngày 30 tháng 12 năm 2014. Nguồn từ: THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM | 12/26/2014 11:00 AM | Đã ban hành | /Shared Documents/2014-12/2014-12-20-trienlam1.jpg | | Hội sách Hà Nội năm 2014 | Hội sách Hà Nội năm 2014 | Tối 26/9/2014, tại Hoàng Thành Thăng Long, thành phố Hà Nội đã khai mạc Hội sách Hà Nội năm 2014 với chủ đề “Hà Nội - Thành phố vì hoà bình”. Đây là một trong những sự kiện văn hoá thiết thực hướng tới kỷ niệm 60 năm ngày Giải phóng Thủ đô và 15 năm Hà Nội được UNESCO vinh danh là Thành phố vì hoà bình. |  Hội sách Hà Nội năm 2014 là sự kết hợp giữa Hội sách – ngày hội của văn hoá đọc với một không gian Di sản văn hoá Thế giới của Thủ đô, đây thực sự là một sự kiện văn hoá đặc biệt. Hội sách không chỉ góp phần nâng cao văn hoá đọc, hướng tới xây dựng xã hội học tập, tạo nét đẹp trong đời sống xã hội của Thủ đô, góp phần xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, mà còn là dịp để chúng ta ôn lại truyền thống văn hiến ngàn năm Thăng Long – Hà Nội, góp phần tuyên truyền, giáo dục sâu rộng trong nhân dân Thủ đô và cả nước về ý nghĩa lịch sử to lớn của ngày Giải phóng Thủ đô và là niềm tự hào với danh hiệu “Thành phố vì hoà bình” do Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hiệp quốc (UNESCO) trao tặng. Điểm nhấn của Hội sách chính là biểu tượng Khuê Văn Các được trang trí xếp bằng sách tại chính giữa trục hoàng đạo của sân Hoàng Thành– Thăng Long. Tiếp đến là các không gian trưng bày sách theo 7 chuyên đề: - Chuyên đề “Thăng Long xưa - Hà Nội nay”: Trưng bày, giới thiệu sách, các ấn phẩm về tuyền thống văn hoá, lịch sử Thăng Long – Hà Nội, quá trình xây dựng và phát triển của Thủ đô. - Chuyên đề “Hành trình của sách”: Trưng bày, giới thiệu một số tư liệu của người Việt Nam được khắc, ghi trên các chất liệu: khối đá, đất nung, tre, lá, bản khắc chạm trên gỗ, đồng, giấy… sách viết về Hà Nội qua các thời kỳ (từ trước năm 1902 đến nay, trong đó có sách xuất bản trong thời kỳ 9 năm kháng chiến chống Pháp và những ngày đầu Giải phóng Thủ đô) do Thư viện Quốc gia Việt Nam thực hiện. - Chuyên đề “Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ đô Hà Nội”: Trưng bày, giới thiệu sách, ảnh, tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh. - Chuyên đề “Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng”: Trưng bày sách, tư liệu về Đại tướng Võ Nguyên Giáp và truyền thống lịch sử của quân đội nhân dân Việt Nam. - Chuyên đề “Hà Nội với biển đảo quê hương”: Trưng bày sách, ảnh, bản đồ, tư liệu khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam và các hoạt động của Hà Nội với Trường Sa. - Chuyên đề “Sách hay - Sách đẹp”: Trưng bày, giới thiệu những cuốn sách được trao giải thưởng sách hàng năm của Hội Xuất bản Việt Nam. Bên cạnh phần trưng bày, Hội sách Hà Nội năm 2014 là nơi hội tụ, giới thiệu và bán sách với hơn 100 gian hàng của 45 nhà xuất bản, công ty sách trên cả nước với số lượng trên 10.000 tên sách, hàng vạn bản sách gồm nhiều thể loại phong phú và đa dạng.
Trong khuôn khổ Hội sách, nhiều chương trình toạ đàm, giao lưu giữa các tác giả, các nhà văn hoá, nhà nghiên cứu với độc giả được tổ chức như: Toạ đàm trao đổi xung quanh bộ sách “Lịch sử Thăng Long - Hà Nội” với sự tham gia của GS. Phan Huy Lê; giao lưu với nhà nghiên cứu văn hoá Hữu Ngọc về cuốn sách “Đồng hành cùng thế kỷ văn hoá lịch sử Việt Nam”; nói chuyện chuyên đề “Chủ quyền biển đảo Việt Nam” của TS. Trần Công Trục - nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ... Cùng chuỗi hoạt động bên lề hấp dẫn dành cho độc giả mọi lứa tuổi như: viết thư pháp, khắc dấu gỗ, trang trí bookmarks… Trong thời gian diễn ra Hội sách, BTC quyên góp sách để tặng các thư viện trường học, các điểm bưu điện văn hoá tại các xã miền núi, các xã đặc biệt khó khăn và chiến sỹ, nhân dân tại huyện đảo Trường Sa. Đây là hoạt động mang tính nhân văn sâu sắc, góp phần chia sẻ tri thức, gắn kết cộng đồng, nhằm chung tay mang lại niềm vui, tạo động lực phấn đấu vươn lên dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Nguyễn Thế Thảo – Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành uỷ,Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội khẳng định: Sách là nguồn tri thức vô giá, công cụ sáng tạo và nhận thức thế giới. Hội sách Hà Nội năm 2014 là một sự kiện và hoạt động đặc biệt, không chỉ nhằm tôn vinh văn hoá đọc, xây dựng xã hội học tập, tạo nét đẹp trong đời sống văn hoá xã hội của Thủ đô, mà còn là một dịp để ôn lại truyền thống văn hiến của Thăng Long – Hà Nội, góp phần làm sâu sắc hơn về ý nghĩa lịch sử to lớn của ngày Giải phóng Thủ đô. Đây là sự kiện văn hoá lớn của Thủ đô, có sức hấp dẫn, lan toả mạnh mẽ và sẽ là tiền đề để Hội sách được tổ chức thường niên hàng năm, đồng thời để các đơn vị trong ngành xuất bản có điều kiện giao lưu, gặp gỡ và quảng bá thương hiệu, tiếp cận với nhu cầu đa dạng và phát triển của bạn đọc. Hội sách mở cửa từ 26/9/2014 – 02/10/2014 tại Di sản Hoàng Thành Thăng Long, 19C Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội. Nguồn từ" NLV | 10/3/2014 9:00 AM | Đã ban hành | /Shared Documents/2014-10/2014-09-26-hoi-sach-hanoi-05.jpg | | Việt Nam giành giải thưởng “Thành tựu xuất sắc” về đột biến tạo giống của IAEA | Việt Nam giành giải thưởng “Thành tựu xuất sắc” về đột biến tạo giống của IAEA | Ngày 24/9/2014, Việt Nam đã giành được 3 giải thưởng trong đó có một giải thưởng về “Thành tựu xuất sắc” về đột biến tạo giống trong tổng số 23 giải thưởng được IAEA trao đợt này cho các nước thành viên. |

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập Phòng thí nghiệm liên hợp giữa Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) và Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực quốc tế (FAO) về ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong lĩnh vực nông nghiệp và lương thực (Phòng thí nghiệm liên hợp FAO/IAEA) và nhân dịp Đại hội đồng IAEA lần thứ 58 diễn ra từ ngày 22/9-26/9/2014, IAEA và FAO thông qua Phòng thí nghiệm liên hợp FAO/IAEA đã tổ chức trao giải thưởng cho các cá nhân và tổ chức của các nước thanh viên đã có thành tựu trong lĩnh vực đột biến tạo giống phục vụ cho việc bảo đảm an ninh lương thực.
Các giải thưởng được trao lần này đã phải trải qua một quá trình xét duyệt rất chặt chẽ với các tiêu chí định lượng cụ thể về các kết quả đã đạt được trong lĩnh vực đột biến tạo giống bằng bức xạ. Thông qua Bộ KH&CN, Việt Nam đã gửi 3 hồ sơ đăng ký xét tặng giải thưởng và cả 3 hồ sơ đều được IAEA chấp nhận trao giải thưởng trong đó có một giải thưởng thành tựu xuất sắc.
Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp với trên 70% dân số làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Vì vậy, bảo đảm an ninh lương thực là quan tâm hàng đầu của Chính phủ Việt Nam. Cùng với việc áp dụng chính sách đổi mới, Chính phủ Việt Nam đã chủ trương đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ, trong đó có khoa học và công nghệ hạt nhân trong lĩnh vực lương thực và nông nghiệp để bảo đảm an ninh lương thực và đã đưa Việt Nam từ một nước phải nhập khẩu lương thực trở thành một nước đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu lúa, gạo.
Đột biến tạo giống bằng bức xạ là kỹ thuật được nghiên cứu ứng dụng ở Việt Nam từ những năm 1970. Với sự giúp đỡ của IAEA, từ những năm 1980, thông qua các dự án hợp tác kỹ thuật, các cơ sở nghiên cứu nông nghiệp của Việt Nam (Viện Di truyền Nông nghiệp, Viện Khoa học nông nghiệp Miền Nam, Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long, Trung tâm Hạt nhân thành phố Hồ Chí Minh, Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt và một số sở KH&CN) đã đẩy mạnh hướng nghiên cứu ứng dụng này. Nhiều giống đột biến phóng xạ đã được tạo ra với năng suất cao, chất lượng tốt và chống chịu được với các điều kiện môi trường khắc nghiệt như nhiễm mặn, chống chịu sâu bệnh. Một trong 5 giống lúa phục vụ xuất khẩu chủ lực hiện nay của Việt Nam là được tạo ra từ đột biến phóng xạ. Trên 50% diện tích đất canh tác đậu nành hiện nay là sử dụng giống đột biến phóng xạ.
Việt Nam được IAEA đánh giá là nước đứng hàng thứ 8 trên thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu về đột biến tạo giống. Hiện nay hàng năm Việt Nam sản xuất 43 triệu tấn lúa, xuất khẩu 6 triệu tấn mang về trên 3 tỷ USD. Sản xuất lúa không chỉ đem lại an ninh lương thực cho Việt Nam mà còn giúp cho người nông dân tăng thu nhập, giảm đói nghèo trong thời gian qua. Các giống lúa đột biến hiện được gieo trồng trên 3,5 triệu ha và đã làm tăng thu nhập cho người nông dân trên hàng trăm triệu USD mỗi năm.
Giống lúa đột biến VND-95-20 với chất lượng cao và khả năng chống chịu ngập mặn là giống chủ lực để xuất khẩu đã chiếm 30% trên tổng số 1 triệu ha đất canh tác tại Đồng bằng Sông Cửu Long. Giống lúa đột biến VND-99-3 với chất lượng cao thích hợp cho xuất khẩu có thời gian sinh trưởng chỉ 100 ngày và có thể gieo trồng 3 vụ một năm. Giống lúa đột biến DT10 được tạo ra trong những năm 1990 và từ đó đến nay đã tạo ra tổng giá trị thu nhập lên đến 3 tỷ USD, tăng thêm 537,6 triệu USD so với việc sử dụng các giống cũ. Trên 3 triệu nông dân đã được hưởng lợi từ việc sử dụng giống lúa này. Năm 2007, giống Kháng Dân đột biến đã được tạo ra và nhanh chóng trở thành một giống quan trong trong sản xuất lúa gạo của Việt Nam. Dự kiến sẽ có 1,2 triệu ha đất được sử dụng để trồng loại lúa này tạo ra khoảng 268,8 triệu USD thu nhập tăng thêm cho khoảng 1,5 triệu nông dân.
Viện Di truyền nông nghiệp là một trong các đơn vị đi đầu trong lĩnh vực tạo giống bằng đột biến phóng xạ. Viện đã tạo ra được nhiều giống cây trồng như lúa, ngô, đậu tương, hoa,…được công nhận là giống quốc gia và được gieo trồng trên hàng trăm nghìn ha.
Vì vậy, Giải thưởng thành tựu xuất sắc về đột biến tạo giống mà IAEA trao cho Viện Di truyền nông nghiệp là hoàn toàn xứng đáng. Hiện nay, Chương trình Khoa học công nghệ trọng điểm cấp nhà nước KC05/11-15 "Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ năng lượng" đang đầu tư cho 2 đề tài nghiên cứu cho Viện Di truyền nông nghiệp về đột biến tạo giống để tiếp tục phát triển các dòng lúa và hoa đột biến mới. Ngoài ra, Việt Nam còn nhận được 2 giải thưởng về thành tựu trong lĩnh vực đột biến tạo giống cho tập thể Viện Khoa học nông nghiệp Miền Nam và Trung tâm hạt nhân thành phố Hồ Chí Minh, và cho 2 cá nhân của Sở KH&CN Long An (Hồ Công Cua và Trần Tấn Phương) đã đạt được các thành tích trong lĩnh vực đột biến tạo giống. Các Giải thưởng mà Việt Nam nhận được hôm nay cũng là sự ghi nhận các đóng góp của IAEA cho hoạt động tạo giống bằng đột biến phóng xạ của Việt Nam trong những năm vừa qua.
Tham dự lễ trao giải thưởng của IAEA ngày 24/9/2014, có Ngài Tổng giám đốc IAEA Yukiya Amano và các quan chức của IAEA, đại diện của các nước tham dự khóa họp Đại hội đồng IAEA lần thứ 58. Đoàn Việt Nam tham dự khóa họp Đại hội đồng IAEA lần thứ 58 đã tham dự buổi lễ do Đại sứ Nguyễn Thiệp dẫn đầu. Trong phát biểu của mình Ngài Tổng giám đốc đã đánh giá cao đóng góp của kỹ thuật hạt nhân trong việc bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững của các quốc gia. Việt Nam đã được Ngài Tổng giám đốc nhắc đến trong phát biểu của mình như một ví dụ điển hình trong việc ứng dụng kỹ thuật hạt nhân phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững và bảo đảm an ninh lương thực. Đại sứ Nguyễn Thiệp đã thay mặt phía Việt Nam nhận các giải thưởng của IAEA.
Trước đó, Phòng thí nghiệm liên hợp FAO/IAEA đã tổ chức họp báo về các thành tựu của việc ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong lĩnh vực đột biến tạo giống. Đại sứ Nguyễn Thiệp là đại biểu duy nhất của các nước thành viên IAEA được mời tham gia họp báo và phát biểu với báo giới. Đại sứ đã nhấn mạnh về chính sách của Việt Nam trong việc thúc đẩy ứng dụng KH&CN phục vụ phát triển kinh tế xã hội, trong đó có khoa học và công nghệ hạt nhân, trong lĩnh việc nông nghiệp và phát triển nông thôn phục vụ mục tiêu bảo đảm an ninh lương thực và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Đại sứ cám ơn IAEA đã hợp tác giúp đỡ Việt Nam trong thời gian qua trong việc thúc đẩy ứng dụng kỹ thuật hạt nhân, bảo đảm an toàn, an ninh và không phổ biến hạt nhân. Đại sứ cũng cho rằng thành tích về đột biến phóng xạ mà Việt Nam có được hôm nay không tách rời với sự ủng hộ và giúp đỡ to lớn mà IAEA đã dành cho Việt Nam trong thời gian qua. Đại sứ mong muốn tiếp tục nhận được sự ủng hộ của IAEA và khẳng định cam kết của Việt Nam trong hợp tác toàn diện với IAEA về phát triển năng lượng nguyên tử vì hòa bình và bảo đảm an toàn, an ninh và không phổ biến hạt nhân. Nguồn từ: MOST | 9/26/2014 10:00 AM | Đã ban hành | /Shared Documents/2014-09/3a1.JPG |
|