| Ngày Tiêu chuẩn Thế giới 14/10/2016: Tiêu chuẩn tạo dựng lòng tin | Ngày Tiêu chuẩn Thế giới 14/10/2016: Tiêu chuẩn tạo dựng lòng tin | Tiêu chuẩn kết nối chúng ta bằng các phương thức truyền thông, quy phạm thực hành và khuôn khổ hợp tác tin cậy. Thông qua việc đưa ra cách hiểu chung về những khía cạnh tương hỗ của truyền thông hay giao dịch, tiêu chuẩn trở nên thiết yếu cho hoạt động giao thương cùng có lợi và nguồn lực gia tăng hiệu quả cho thương mại quốc tế. |
Mọi tương tác xã hội cần dựa trên việc cùng tôn trọng các bộ quy tắc, khái niệm hoặc ý nghĩa cơ bản - tiêu chuẩn quốc tế hệ thống hóa các quy tắc này để đảm bảo mọi người đều có thể tiếp cận được.
Sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế được mang trên mình một biểu tượng tin cậy về chất lượng, an toàn, khả năng tương thích. Tiêu chuẩn khẳng định tính đa dạng của thế giới liên kết, tạo nên sự thống nhất trên các phương diện chung mà ở đó chúng ta cần chắc chắn rằng mình đang trao đổi về cùng một điều khoản./.
Nguồn từ: MOST | 10/7/2016 3:00 PM | Đã ban hành | /Shared Documents/2016-10/tchuantgioi.jpg | | Xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia nhằm liên kết giữa các nước Đông Nam Á | Xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia nhằm liên kết giữa các nước Đông Nam Á | Từ ngày 6-10/7/2015, tại Hà Nội, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (ATBXHN) phối hợp với Tổ chức Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBTO) tổ chức Hội thảo và Khoá đào tạo về xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia nhằm liên kết giữa các nước Đông Nam Á. Cục trưởng Vương Hữu Tấn đã đến dự và phát biểu khai mạc. | Tham dự Hội thảo, có các chuyên gia đến từ CTBTO, Bộ Năng lượng Hoa Kỳ, Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Livermore và đại diện của Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, My-an-ma, Thái Lan, Xinh-ga-po và Việt Nam.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Cục trưởng Vương Hữu Tấn cho biết, Việt Nam đã nhận được hỗ trợ từ CTBTO trong việc thiết lập Trung tâm dữ liệu quốc gia (NDC) để kết nối và khai thác cơ sở dữ liệu từ Trung tâm dữ liệu quốc tế (IDC) của CTBTO đối với các ứng dụng dân sự và khoa học. Cục trưởng nhấn mạnh, khi tai nạn Fukushima xảy ra, cơ sở dữ liệu phóng xạ từ IDC đã được khai thác sử dụng để thông tin cho dân chúng về phát tán phóng xạ trong không khí từ nhà máy điện hạt nhân (NMĐHN) Fukushima đến Việt Nam. Tuy nhiên, do còn hạn chế về nguồn nhân lực và hạ tầng kỹ thuật, việc ứng dụng cơ sở dữ liệu này còn giới hạn. Hội thảo và Khoá đào tạo này là cơ hội để các chuyên gia trong lĩnh vực này và đại diện các nước Đông Nam Á họp lại và cùng nhau trao đổi kinh nghiệm và chuyên môn trong việc thiết lập và phát triển NDC, sử dụng dữ liệu IMS và các sản phẩm IDC đối với các hoạt động xác minh và ứng dụng dân sự và khoa học.
Hội thảo diễn ra từ ngày 6-7/7. Ngay sau Hội thảo, 2 khoá đào tạo về đo đạc phóng xạ và địa chấn đã được tổ chức từ 8-10/7. Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBT) là hiệp ước quốc tế quan trọng nhận được sử ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế, cùng với các hiệp ước khác góp phần đạt được một thế giới hoà bình không vũ khí hạt nhân. Hệ thống kiểm soát quốc tế (IMS) của CTBTO bao gồm 4 lĩnh vực công nghệ tiên tiến: địa chấn, thuỷ âm, hạ âm và phóng xạ đã hình thành một kho dữ liệu lớn được lưu giữ, xử lý tại Trung tâm dữ liệu quốc tế (IDC) và được cung cấp cho các nước tham gia Hiệp ước. Dữ liệu IMS và các sản phẩm IDC được sử dụng không chỉ cho các hoạt động xác minh của Hiệp ước mà còn cho các ứng dụng dân sự và khoa học. Việt Nam ký CTBT năm 2006 và phê chuẩn năm 2010./. Nguồn từ: MOST | 7/9/2015 9:00 AM | Đã ban hành | /Shared Documents/2015-07/1at2.jpg | | “Không nên ràng buộc nhà khoa học trẻ bằng quy định hành chính” | “Không nên ràng buộc nhà khoa học trẻ bằng quy định hành chính” | Một trong những điểm nhấn nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2015 là tạo động lực cho các nhà khoa học trẻ, thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp phát triển. Đây được xem là một trong những lực lượng quan trọng thúc đẩy nền kinh tế dựa trên khoa học và công nghệ. Tuy nhiên, vẫn còn những rào cản để các nhà khoa học trẻ, các startup thực sự phát huy trí tuệ, bản lĩnh của mình để khởi nghiệp thành công. Nhân dịp năm mới Bính Thân 2016, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân đã chia sẻ về vấn đề này.
|
Bộ trưởng Nguyễn Quân mong muốn tinh thần khởi nghiệp năm Bính Thân sẽ mạnh mẽ. (Ảnh: T.H/Vietnam+)
- Thưa Bộ trưởng, sự kiện Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức buổi gặp mặt giữa Thủ tướng Chính phủ và các nhà khoa học trẻ đã thu hút được sự quan tâm rộng rãi của dư luận trong năm vừa qua, tạo động lực cho các nhà khoa học trẻ đóng góp nhiều hơn cho đất nước. Thế nhưng, thực tế vẫn còn nhiều nhà khoa học trẻ đi học và ở lại nước ngoài làm việc. Nguyên nhân là do đâu và Bộ sẽ giải quyết vấn đề này như thế nào?
Bộ trưởng Nguyễn Quân: Lý do nhiều nhà khoa học không muốn quay về không phải vì ngành khoa học công nghệ trong nước không có cơ hội, mà vấn đề ở môi trường làm việc và chính sách đãi ngộ.
Nếu như các nhà khoa học về Việt Nam, làm việc tại một viện có cơ sở vật chất nghèo nàn, đồng nghiệp không cùng chí hướng, tư duy, thu nhập thấp, không có chế độ chăm lo để nhà khoa học dành tối đa thời gian cho hoạt động nghiên cứu thì họ sẽ không về nước.
Bởi thế, chúng tôi đã đặt ra mục tiêu năm 2016 phải cố gắng đưa vào thí điểm một viện nghiên cứu mà nơi đó có môi trường tốt nhất, không bằng thì cũng gần bằng những cơ sở nghiên cứu của nước ngoài để xem với môi trường như thế, các nhà khoa học người Việt ở nước ngoài có về không?
Trước đây, chúng ta đã từng xây dựng Viện Toán cao cấp và mời Giáo sư Ngô Bảo Châu làm đồng viện trưởng, nhưng giáo sư cũng chỉ về mấy tháng mỗi năm. Mặc dù ở đó chế độ đã cao hơn các viện khác, nhưng vẫn còn rất thấp so với nhu cầu và mức mà các nhà khoa học của chúng ta ở nước ngoài đang được hưởng. Bởi thế, nhà khoa học cảm thấy về đây không thể làm hết được năng lực của mình, không tạo ra những sản phẩm khoa học xứng đáng…
Chính vì thế, Viện Khoa học công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc (V-KIST) là một mẫu thí điểm, ở đấy chúng ta cũng thí điểm áp dụng cơ chế quản lý tương tự của viện KIST (Hàn Quốc) phù hợp với thông lệ quốc tế. Khi đó, các nhà khoa học sẽ thấy đủ điều kiện để họ trở về…
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp gỡ các đại biểu. (Ảnh: Đức Tám/TTXVN)
Tuy nhiên, hiện có một cản trở là quy chế tài chính của V-KIST vẫn chưa được ban hành. Một số người cứ nói rằng tại sao ở V-KIST lại phải có chế độ lương bổng, chế độ khác cao thế và đề nghị chỉ nên áp dụng theo quy định hiện hành…
Quan điểm của tôi là nếu chỉ theo quy định hiện hành thì không cần V-KIST làm gì. Bởi hiện nay chúng ta đang có hàng trăm viện của nhà nước hoạt động theo cái gọi là cơ chế hiện hành và hiệu quả của chúng đến đâu thì chúng ta đều biết… Về phía mình, chúng tôi mong muốn có một viện nghiên cứu với cơ chế đặc thù, ở đó cơ sở vật chất và chế độ đãi ngộ có thể không được như nước ngoài nhưng cũng tương đương và trước mắt làm sao thu hút được những người giỏi nhất của chúng ta ở cả trong nước và nước ngoài cống hiến cho đất nước.
- Gần đây, Bộ Khoa học và Công nghệ có đóng góp nhiều vào việc xây dựng, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp. Đây có vẻ là vấn đề còn mới ở Việt Nam, thưa Bộ trưởng?
Bộ trưởng Nguyễn Quân: Hệ sinh thái khởi nghiệp mới được nói đến nhiều trong 1 năm trở lại đây nhưng chúng ta chưa có khái niệm về hệ sinh thái khởi nghiệp. Thậm chí đến nay cũng không có khái niệm về đầu tư mạo hiểm - thành tố quan trọng nhất của hệ sinh thái khởi nghiệp. Ngay cả những người làm về tài chính ở Việt Nam cũng ít có khái niệm về đầu tư mạo hiểm. Đó là điều rất bất cập vì xung quanh chúng ta là những quốc gia làm khởi nghiệp, họ đã quan tâm và phát triển đầu tư mạo hiểm từ mấy chục năm nay và họ đã thành công.
Khi làm Luật Công nghệ cao năm 2008, Bộ Khoa học và Công nghệ đã đưa vào quy định sớm thành lập Quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ cao. Tuy nhiên, tới nay vẫn trầy trật không làm được quỹ này, bởi chẳng có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định, làm cho ai cũng sợ sẽ vướng vào pháp luật nếu không may thất bại trong các dự án đầu tư cho khoa học và công nghệ…
Nhiều người cho rằng, quỹ đầu tư mạo hiểm để tư nhân làm chứ nhà nước không nên tham gia. Thế nhưng, nếu nhà nước không tham gia thì tư nhân nào dám làm khi không có khuôn khổ pháp lý để bảo vệ? Bỏ một núi tiền vào đó, đến lúc có chuyện rủi ro ai bảo vệ họ khỏi tội danh “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” hoặc “cố ý làm trái quy định.” Khi thành công sau bao nhiêu thất bại thì ai chấp nhận lợi nhuận khổng lồ của khoản đầu tư mạo hiểm sẽ là thu nhập chính đáng và hợp pháp?
Ở các quốc gia, kể cả Hoa Kỳ - nơi sản sinh ra đầu tư mạo hiểm - ban đầu Nhà nước cũng phải tham gia, làm mẫu để hình thành luật pháp, chính sách, sau đó tư nhân mới yên tâm làm theo, và bây giờ chủ yếu là tư nhân làm đầu tư mạo hiểm…
Cách đây 3 năm, Bộ Khoa học và Công nghệ đã làm một đề án nghiên cứu cấp bộ có tên “Đề án thương mại hóa công nghệ theo mô hình thung lũng Silicon.” Trong đó thí điểm làm mô hình nhỏ để nghiên cứu xem bản chất đầu tư mạo hiểm là cái gì? Vận hành thế nào và thành công của nó ra sao?
Với đề án này, chúng tôi chỉ hỗ trợ một ít kinh phí giúp đề án mời chuyên gia đầu tư mạo hiểm trong và ngoài nước, kêu gọi các nhóm nghiên cứu trẻ có triển vọng, có ý chí muốn khởi nghiệp tham gia…
Đến nay, trong số 9 nhóm khởi nghiệp ban đầu đã có 3 nhóm khởi nghiệp được các nhà đầu tư nước ngoài chấp nhận đầu tư. Mặc dù họ chỉ được tài trợ 5.000 – 10.000 USD từ đề án này nhưng khi hoàn thiện công nghệ và chào bán ý tưởng của họ, có đề án đã được các nhà đầu tư nước ngoài định giá tới 2 triệu USD.
- Cuối 2015, hình ảnh startup Nguyễn Hà Đông ngồi với CEO của gã khổng lồ Google tại Việt Nam tràn lan trên các mạng xã hội. Trước thềm xuân mới, Bộ trưởng có nhắn nhủ gì với các startup Việt Nam?
Bộ trưởng Nguyễn Quân: Tôi rất kỳ vọng vào giới trẻ Việt Nam, bởi vì trong những năm qua, họ đã chứng tỏ được bản lĩnh, năng lực sáng tạo. Những người như Nguyễn Hà Đông là một ví dụ rất điển hình, họ không cần có đề tài dự án cấp nhà nước nhưng khởi nghiệp rất thành công…
Nhiều người cứ nói rằng, phải là những nhà khoa học có bằng cấp cao, phải chủ nhiệm rất nhiều đề tài dự án này kia thì mới có thể thành công. Nhưng, tôi tin giới trẻ có thể thành công trong những điều kiện chúng ta không thể ngờ được và thực tế trong lịch sử, có nhiều trường hợp như vậy.
Tôi cũng cho rằng đối với thế hệ trẻ, cái họ cần nhất là tự do sáng tạo. Với những người làm khoa học nói chung, chúng ta đừng rằng buộc họ bởi những quy định rất hành chính. Chắc chắn Nguyễn Hà Đông phải mất nhiều đêm để làm Flappy Bird, đã thất bại hàng trăm lần mới thành công, mà không phải do viện nào giao nhiệm vụ, cũng không phải cứ đến cơ quan đúng giờ…
Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: Vietnam+)
Làm khoa học cần sự đam mê và ý tưởng, và người ta dành toàn bộ thời gian, sức lực, tiền bạc vào việc đó, theo đuổi đến cùng, có thể thất bại và phải chấp nhận văn hóa thất bại. Nhiều cán bộ khoa học trẻ nói rằng, nếu chúng ta không có văn hóa thất bại sẽ không ai có thể thành công. Ngay cả Hoa Kỳ, chỉ có khoảng 20% các đề tài nghiên cứu thành công và được ứng dụng, còn một số đề tài khác cũng thành công nhưng mà chưa ứng dụng được và chắc chắn có rất nhiều đề tài thất bại. Cho nên chúng ta cần chấp nhận văn hoá thất bại trong khoa học. Ngay ở Việt Nam, người xưa đã từng có câu “thất bại là mẹ thành công” để khuyên mọi người chấp nhận văn hóa thất bại và đừng nản lòng khi thất bại.
- Thưa Bộ trưởng, mục tiêu trong năm 2016 của ngành khoa học và công nghệ sẽ là gì?
Bộ trưởng Nguyễn Quân: Thứ nhất là làm sao đưa được Luật Khoa học công nghệ vào cuộc sống thông qua các Nghị định, Thông tư. Điều này đòi hỏi có sự đổi mới tư duy của cả hệ thống và đồng thuận cao của các cơ quan quản lý, nhất là Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính.
Mong muồn thứ 2 của tôi là tinh thần khởi nghiệp năm nay phải mạnh mẽ, để 5-10 năm sau chúng ta có thể trở thành 1 quốc gia khởi nghiệp… Năm 2015, chúng ta đã có 1 chút kinh nghiệm về hệ sinh thái khởi nghiệp, nếu năm 2016 bắt đầu khởi động được tư duy khởi nghiệp thì hi vọng 5-10 năm tới, chúng ta sẽ có trào lưu khởi nghiệp mới thành công và phát triển mạnh.
Thứ ba là chúng tôi mong muốn hệ thống chương trình, đề tài, dự án khoa học và công nghệ có hiệu quả hơn, giữ vững và phát triển thứ hạng của Việt Nam trong bảng xếp hạng Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu của tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới.
- Trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!
Nguồn: VietnamPlus, TTXVN | 2/17/2016 4:00 PM | Đã ban hành | /Shared Documents/2016-02/1.jpg | | TP HCM: Ứng dụng chíp SG8V1 vào đời sống | TP HCM: Ứng dụng chíp SG8V1 vào đời sống | Tại lễ khai mạc vòng chung kết cuộc thi Ứng dụng Vi điều khiển Việt Nam lần thứ nhất (VMAC) do Sở KH&CN TP HCM phối hợp với Ban chỉ đạo Chương trình phát triển Công nghiệp Vi mạch TP HCM và Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo thiết kế vi mạch (ICDREC) tổ chức vừa diễn ra tại TP HCM, cho thấy có nhiều ý tưởng để ứng dụng chíp SG8V1 gắn liền với đời sống. Và quan trọng hơn, chíp SG8V1 đã mở ra cánh cửa rộng lớn cho sản phẩm công nghệ do người Việt hoàn toàn làm chủ Chuyển ý tưởng thành sản phẩm | Từ khi phát động cuộc thi (9.1.2013) đến chung kết, ban tổ chức (BTC) cuộc thi đã nhận được 58 đề tài dự thi của các đội đến từ các doanh nghiệp, trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) khắp trên cả nước. Sau khi kết thúc vòng sơ loại, BTC đã chọn ra được 14 đội xuất sắc lọt vòng chung kết, các đội sẽ tiếp tục thể hiện ý tưởng, sự sáng tạo của mình thông qua các mô hình, sản phẩm mang tính ứng dụng và thực tế cao. Theo GS Đặng Lương Mô, một nhà khoa học hàng đầu trong ngành vi mạch, cố vấn cấp cao của ĐH Quốc gia TPHCM, cuộc thi đã cho thấy tính sáng tạo trong giới trẻ, trong đó có những ý tưởng hết sức táo bạo và càng ý nghĩa hơn khi nó phục vụ tốt hơn cho đời sống xã hội. Được biết với đối tượng tham gia cuộc thi khá mở, dành cho tất cả các cá nhân, tổ chức quan tâm và yêu thích công nghệ vi điều khiển nên qua vòng sơ khảo, các đối tượng tham gia dự thi đã đưa ra nhiều ý tưởng mới và có tính ứng dụng cao bằng ứng dụng vi điều khiển SG8V1 trên những sản phẩm. Có thể kể ra, như thiết kế chế tạo bộ điều khiển tự động dùng cho máy bay không người lái cỡ nhỏ, thiết bị kiểm soát phiếu giữ xe điện tử cầm tay, thiết bị hỗ trợ phát âm cho người bị câm sử dụng vi điều khiển SG8V1 hay chuột máy tính cho người bại liệt hay khuyết tật sử dụng SG8V1… Hiện BTC đã hoàn tất tập huấn cho 14 đội viết thuyết minh miêu tả ý tưởng của mình cũng như hướng dẫn, tư vấn các kỹ thuật để các đội có thể thực hiện tốt nhất mô hình của mình để chuẩn bị cho vòng chung kết và dự kiến buổi lễ trao giải và bế mạc cuộc thi sẽ diễn ra vào tháng 7- 2014. Theo BTC, sau này ý tưởng tốt nhất sẽ được triển khai thành sản phẩm, đây cũng là giá trị cốt lõi của cuộc thi để phát huy tiềm lực nghiên cứu và ứng dụng trong nước sử dụng các vi điều khiển SG8V1. Đi vào cuộc sống Song dầu cuộc thi đang tạo ra những ý tưởng tốt, thiết thực hay thể hiện mong mỏi phát huy tiềm lực nghiên cứu và ứng dụng trong nước sử dụng các vi điều khiển SG8V1 như mục đích của cuộc thi thì thực tế chíp này phải được áp dụng vào các sản phẩm cụ thể. Đây được xem như “mệnh lệnh” khi SG8V1 chạy thử trên các các thiết bị đã thành công hơn cả mong đợi, nhất là về hiệu năng và tính năng. Cho nên mang SG8V1 vào ứng dụng cuộc sống là điều cấp thiết. Trước tiên có thể thấy ngay Công ty cổ phần Công nghệ định vị Sài Gòn Track (SaigonTrack) đã nhanh chóng ứng dụng con chíp này vào các sản phẩm cụ thể. Như X200 với tính năng giám sát hành trình ô tô theo thời gian thực như tọa độ, vận tốc, hướng di chuyển của xe, cảnh báo số lần và thời gian xe chạy quá tốc độ cho phép, đếm số lần, thời gian đóng mở cửa, đếm số lần, thời gian dừng đỗ… Kế đó là hộp đen chống trộm xe gắn máy XM 100, không chỉ giúp người lắp đặt giám sát hành trình xe theo thời gian thực như tọa độ, vận tốc, hướng di chuyển của xe; nút nhấn khẩn cấp khi cần sự trợ giúp nhanh; cho phép người sử dụng tắt máy từ xa qua tin nhắn; cảnh báo khi xe chạy quá tốc độ cho phép… và đây còn là kênh để tạo dữ liệu giao thông, góp phần vào các giải pháp giao thông. Ông Lê Hoài Sơn, Giám đốc Kinh doanh SaigonTrack cho biết, nếu sử dụng chíp ngoại giá thành sẽ cao hơn và chưa chắc bảo mật được thông tin nhưng sử dụng chíp SG8V1 thì giá thành thấp hơn nhiều lần, không chỉ bảo mật thông tin tốt hơn mà các cập nhật, cải tiến cũng được phát triển liên tục, chính vì thế SaigonTrack đã đưa chíp SG8V1 vào các sản phẩm nói trên thay thế chíp ngoại. Thị trường cho SG8V1 không chỉ vậy. Với các thiết bị dân dụng như điện kế điện tử, máy đo huyết áp, máy điều hòa… chỉ cần chíp SG8V1 đã dư sức xử lý. Chính vì thế, Ban chỉ đạo Chương trình Phát triển Công nghiệp Vi mạch TPHCM đang xây dựng các lộ trình cần thiết để ứng dụng SG8V1 vào một số sản phẩm phổ dụng, trong đó có điện kế điện tử với sự phối hợp của các công ty công nghiệp thuộc thành phố là bước đi đầu tiên… đã thêm khẳng định SG8V1 phải đi vào đời sống. (SGGP) | 6/28/2014 11:00 AM | Đã ban hành | /Shared Documents/2014-06/63-tp.jpg | | Đẩy mạnh ứng dụng KHCN để phát triển ĐBSCL | Đẩy mạnh ứng dụng KHCN để phát triển ĐBSCL | Thủ tướng mong muốn, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương khu vực ĐBSCL chú trọng hơn nữa trong triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về phát triển khoa học, công nghệ (KHCN); đẩy mạnh hơn nữa công tác ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, coi đây là nền tảng để nâng cao năng lực cạnh tranh của mỗi địa phương nói riêng và cả khu vực nói chung. | | Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Hội nghị |
Chiều 7/3, tại TP. Cần Thơ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tới dự và phát biểu tại Hội nghị giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển KHCN nhằm thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giai đoạn 2005-2015 và định hướng phát triển giai đoạn tới, trong đó chú trọng đẩy mạnh công nghiệp hỗ trợ và cơ khí chế tạo” khu vực ĐBSCL. Khẳng định đây là hội nghị có ý nghĩa thiết thực, Thủ tướng nêu rõ, ĐBSCL là vùng đất giàu truyền thống yêu nước và cách mạng và là vùng kinh tế trọng điểm, có vị trí chiến lược quan trọng về an ninh quốc phòng, có đóng góp rất nhiều vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Trong bối cảnh có nhiều thuận lợi, song cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, nhất là những khó khăn, thách thức do những tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, xâm ngập mặn… song các cấp ủy đảng, chính quyền, nhân dân các tỉnh ĐBSCL luôn phấn đấu hết mình, phát huy tốt những kết quả đạt được, ra sức khắc phục những khó khăn, thách thức và đạt được những kết quả quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội, duy trì được tốc độ phát triển kinh tế cao; các tiềm năng và lợi thế của vùng như nông nghiệp, trồng cây ăn trái, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản,… được phát huy mạnh mẽ. Những kết quả mà các tỉnh trong vùng ĐBSCL đạt được đã góp phần tích cực vào thành tựu phát triển chung của cả nước. Bên cạnh những kết quả đạt được, trong tiến trình phát triển, vùng cũng đang đứng trước những khó khăn, thách thức lớn, nổi lên là năng suất lao động thấp; nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, có kỹ năng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển; trình độ cơ giới hóa, ứng dụng KHCN còn hạn chế, hạ tầng giao thông vận tải kém phát triển,… Thủ tướng mong muốn, qua hội nghị lần này, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương khu vực ĐBSCL cần chú trọng hơn nữa trong triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về phát triển KHCN; đẩy mạnh hơn nữa công tác ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, coi đây là nền tảng để nâng cao năng lực cạnh tranh của mỗi địa phương nói riêng và cả khu vực nói chung. Thủ tướng cũng đề nghị các chuyên gia, các nhà khoa học đẩy mạnh công tác nghiên cứu, nhất là khoa học ứng dụng hiệu quả trong thực tiễn, đồng thời đề xuất sửa đổi, hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến quản lý và thúc đẩy KHCN ngày càng đi vào cuộc sống thiết thực và hiệu quả hơn, thực sự trở thành động lực thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển nhanh, bền vững.  | Thủ tướng xem sản phẩm kéo thép định hình của các kỹ sư tỉnh Tiền Giang |
Tại hội nghị, các đại biểu đã nghe và thảo luận về Báo cáo đánh giá kết quả hoạt động KHCN thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa vùng ĐBSCL giai đoạn 2005-2015; Báo cáo kết quả ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, quy định pháp luật về phát triển KHCN nhằm thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 2005-2015 tại địa phương; Báo cáo tình hình thực hiện Chương trình KHCN cấp nhà nước phục vụ phát triển vùng Tây Nam Bộ;…
Nhiều ý kiến phát biểu thảo luận nhận định, mặc dù là khu vực có điều kiện khó khăn nhất của cả nước, nhưng trong giai đoạn vừa qua, các tỉnh khu vực ĐBSCL đã nỗ lực và đạt được nhiều kết quả trong phát triển KHCN, đóng góp quan trọng vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu, ứng dụng vào lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp hỗ trợ, cơ khí chế tạo phục vụ công nghiệp chế biến vẫn chưa thật sự trở thành động lực cho tăng trưởng, tái cơ cấu kinh tế; trình độ năng lực của cán bộ hoạt động KHCN còn yếu và thiếu các chuyên gia đầu ngành; năng lực của một số cơ sở nghiên cứu chưa đáp ứng yêu cầu; thiếu sự liên kết, chia sẻ thông tin trong hoạt động nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng KHCN vào thực tiễn; chính sách pháp luật về KHCN chậm được ban hành, nhất là việc đầu tư cho công tác nghiên cứu, cảnh báo thiên tai…
Nguồn từ: Chinhphu.vn | 3/8/2016 9:00 AM | Đã ban hành | /Shared Documents/2016-03/hình1.jpg | | Hội sách Hà Nội năm 2014 | Hội sách Hà Nội năm 2014 | Tối 26/9/2014, tại Hoàng Thành Thăng Long, thành phố Hà Nội đã khai mạc Hội sách Hà Nội năm 2014 với chủ đề “Hà Nội - Thành phố vì hoà bình”. Đây là một trong những sự kiện văn hoá thiết thực hướng tới kỷ niệm 60 năm ngày Giải phóng Thủ đô và 15 năm Hà Nội được UNESCO vinh danh là Thành phố vì hoà bình. |  Hội sách Hà Nội năm 2014 là sự kết hợp giữa Hội sách – ngày hội của văn hoá đọc với một không gian Di sản văn hoá Thế giới của Thủ đô, đây thực sự là một sự kiện văn hoá đặc biệt. Hội sách không chỉ góp phần nâng cao văn hoá đọc, hướng tới xây dựng xã hội học tập, tạo nét đẹp trong đời sống xã hội của Thủ đô, góp phần xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, mà còn là dịp để chúng ta ôn lại truyền thống văn hiến ngàn năm Thăng Long – Hà Nội, góp phần tuyên truyền, giáo dục sâu rộng trong nhân dân Thủ đô và cả nước về ý nghĩa lịch sử to lớn của ngày Giải phóng Thủ đô và là niềm tự hào với danh hiệu “Thành phố vì hoà bình” do Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hiệp quốc (UNESCO) trao tặng. Điểm nhấn của Hội sách chính là biểu tượng Khuê Văn Các được trang trí xếp bằng sách tại chính giữa trục hoàng đạo của sân Hoàng Thành– Thăng Long. Tiếp đến là các không gian trưng bày sách theo 7 chuyên đề: - Chuyên đề “Thăng Long xưa - Hà Nội nay”: Trưng bày, giới thiệu sách, các ấn phẩm về tuyền thống văn hoá, lịch sử Thăng Long – Hà Nội, quá trình xây dựng và phát triển của Thủ đô. - Chuyên đề “Hành trình của sách”: Trưng bày, giới thiệu một số tư liệu của người Việt Nam được khắc, ghi trên các chất liệu: khối đá, đất nung, tre, lá, bản khắc chạm trên gỗ, đồng, giấy… sách viết về Hà Nội qua các thời kỳ (từ trước năm 1902 đến nay, trong đó có sách xuất bản trong thời kỳ 9 năm kháng chiến chống Pháp và những ngày đầu Giải phóng Thủ đô) do Thư viện Quốc gia Việt Nam thực hiện. - Chuyên đề “Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ đô Hà Nội”: Trưng bày, giới thiệu sách, ảnh, tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh. - Chuyên đề “Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng”: Trưng bày sách, tư liệu về Đại tướng Võ Nguyên Giáp và truyền thống lịch sử của quân đội nhân dân Việt Nam. - Chuyên đề “Hà Nội với biển đảo quê hương”: Trưng bày sách, ảnh, bản đồ, tư liệu khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam và các hoạt động của Hà Nội với Trường Sa. - Chuyên đề “Sách hay - Sách đẹp”: Trưng bày, giới thiệu những cuốn sách được trao giải thưởng sách hàng năm của Hội Xuất bản Việt Nam. Bên cạnh phần trưng bày, Hội sách Hà Nội năm 2014 là nơi hội tụ, giới thiệu và bán sách với hơn 100 gian hàng của 45 nhà xuất bản, công ty sách trên cả nước với số lượng trên 10.000 tên sách, hàng vạn bản sách gồm nhiều thể loại phong phú và đa dạng.
Trong khuôn khổ Hội sách, nhiều chương trình toạ đàm, giao lưu giữa các tác giả, các nhà văn hoá, nhà nghiên cứu với độc giả được tổ chức như: Toạ đàm trao đổi xung quanh bộ sách “Lịch sử Thăng Long - Hà Nội” với sự tham gia của GS. Phan Huy Lê; giao lưu với nhà nghiên cứu văn hoá Hữu Ngọc về cuốn sách “Đồng hành cùng thế kỷ văn hoá lịch sử Việt Nam”; nói chuyện chuyên đề “Chủ quyền biển đảo Việt Nam” của TS. Trần Công Trục - nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ... Cùng chuỗi hoạt động bên lề hấp dẫn dành cho độc giả mọi lứa tuổi như: viết thư pháp, khắc dấu gỗ, trang trí bookmarks… Trong thời gian diễn ra Hội sách, BTC quyên góp sách để tặng các thư viện trường học, các điểm bưu điện văn hoá tại các xã miền núi, các xã đặc biệt khó khăn và chiến sỹ, nhân dân tại huyện đảo Trường Sa. Đây là hoạt động mang tính nhân văn sâu sắc, góp phần chia sẻ tri thức, gắn kết cộng đồng, nhằm chung tay mang lại niềm vui, tạo động lực phấn đấu vươn lên dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Nguyễn Thế Thảo – Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành uỷ,Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội khẳng định: Sách là nguồn tri thức vô giá, công cụ sáng tạo và nhận thức thế giới. Hội sách Hà Nội năm 2014 là một sự kiện và hoạt động đặc biệt, không chỉ nhằm tôn vinh văn hoá đọc, xây dựng xã hội học tập, tạo nét đẹp trong đời sống văn hoá xã hội của Thủ đô, mà còn là một dịp để ôn lại truyền thống văn hiến của Thăng Long – Hà Nội, góp phần làm sâu sắc hơn về ý nghĩa lịch sử to lớn của ngày Giải phóng Thủ đô. Đây là sự kiện văn hoá lớn của Thủ đô, có sức hấp dẫn, lan toả mạnh mẽ và sẽ là tiền đề để Hội sách được tổ chức thường niên hàng năm, đồng thời để các đơn vị trong ngành xuất bản có điều kiện giao lưu, gặp gỡ và quảng bá thương hiệu, tiếp cận với nhu cầu đa dạng và phát triển của bạn đọc. Hội sách mở cửa từ 26/9/2014 – 02/10/2014 tại Di sản Hoàng Thành Thăng Long, 19C Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội. Nguồn từ" NLV | 10/3/2014 9:00 AM | Đã ban hành | /Shared Documents/2014-10/2014-09-26-hoi-sach-hanoi-05.jpg |
|